Home » Khỏe và đẹp » Bộ vòng đeo tránh nhầm lẫn bé sơ sinh tại bệnh viện

Bộ vòng đeo tránh nhầm lẫn bé sơ sinh tại bệnh viện

Vụ việc trao nhầm con cho hai gia đình ở Bệnh viện Đa khoa Ba Vì, Hà Nội, 6 năm trước đã khiến những người thân bị tổn thương nặng nề. Không ít bà mẹ chuẩn bị sinh con lo lắng, sợ bị nhầm con tương tự.

Trên thực tế vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Ba Vì từ năm 2012 khi nơi đây chưa áp dụng quy trình tránh nhầm bé sơ sinh. Năm 2014 bệnh viện Ba Vì mới triển khai đeo vòng nhận diện cho trẻ. Còn hầu hết bệnh viện sản lớn ở Hà Nội và Sài Gòn đã áp dụng quy trình nhận diện trẻ sơ sinh từ nhiều năm nay. 

Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ngay khi cháu bé chào đời, hộ sinh lập tức đưa em bé cho người mẹ, giám sát giới tính, giờ sinh. Nhân viên y tế hỏi tên trẻ hoặc mẹ rồi viết bệnh án, đồng thời ghi thông tin hai mẹ con vào bộ vòng đeo cho cả mẹ lẫn con. Bệnh viện đang sử dụng bộ vòng mẹ con bằng nhựa mềm để đánh dấu, đã đeo vào là không thể tháo ra được. Số vòng do điều dưỡng trưởng quản lý, phát từng ngày theo số sản phụ và em bé chào đời. Khi ra viện, mẹ cùng bé mới được cắt vòng này và bệnh viện sẽ tiêu hủy vòng luôn.

Mẹ và bé đều đeo vòng ghi đầy đủ thông tin của về mẹ để tránh nhầm con.

Mẹ và bé đều đeo vòng ghi đầy đủ thông tin của về mẹ để tránh nhầm con.

Đối với sản phụ mổ đẻ, quy trình cũng như vậy. Khi mổ đẻ, sản phụ được gây tê tủy sống và hoàn toàn tỉnh táo. Bé sinh ra được nằm cạnh mẹ suốt thời gian từ phòng đẻ cho đến khi ra viện. Trong trường hợp em bị bệnh lý phải chuyển xuống khoa sơ sinh thì phải có người nhà đi cùng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu, Bệnh viện phụ sản Hà Nội cho biết, khi hộ sinh tắm cho trẻ, tất cả các số ghi thông tin đeo vào tay không bao giờ bị mờ, kể cả cọ bằng xà phòng. Bác sĩ hay hộ sinh nào là người đỡ đẻ cho bé thì người đó cũng sẽ là người trả bé cho mẹ. Cả nhân viên y tế và mẹ đều phải có trách nhiệm kiểm tra lại số trên vòng của bản thân mình, của con sau khi trao nhận.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu chia sẻ:

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y cho biết, đến nay Bộ vẫn chưa có quy trình chuẩn nhận diện trẻ sơ sinh tránh nhầm lẫn. Lý do là mỗi bệnh viện có điều kiện khác nhau, không thể áp quy trình của tuyến trung ương cho bệnh viện tuyến huyện. Do đó, tại mỗi bệnh viện có quy trình riêng tùy điều kiện của mình, tất cả chung một mục tiêu là đưa con về với mẹ.

Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, ngay khi mẹ đẻ xong, vòng tay mẹ con được tách làm đôi đeo luôn cho mẹ và con, đồng thời thực hiện da kề da ngay từ khi trên bàn đẻ. Nếu người mẹ có vấn đề hoặc hôn mê, bệnh viện trao con cho người nhà đã được sản phụ xác nhận trước đó.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lan, Trưởng khoa Sản, bệnh viện Hà Đông chia sẻ: “Nếu không may xảy ra nhầm lẫn bé sẽ gây hậu quả khôn lường cho cuộc đời đứa trẻ, nên quy trình nhận biết phải hết sức cẩn thận. Nếu để xảy ra nhầm lẫn, y tá chắc chắn sẽ day dứt lương tâm”.

Thúy Quỳnh