Home » Khỏe và đẹp » Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý chế độ ăn cân bằng cho trẻ

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý chế độ ăn cân bằng cho trẻ

Mới 3 tuổi, bé Minh An nặng hơn 17kg. Nhiều người xuýt xoa khen chị Huyền nuôi con “mát tay”, bản thân chị lại không vui vì sở thích ăn lệch của bé. “Minh An chỉ thích ăn thịt, cá, rất lười ăn rau và hoa quả. Biết con ăn thế không tốt, nhưng tôi nói thế nào bé cũng không chịu thay đổi”, chị cho biết. 

Chị Huyền thừa nhận, lý do có thể vì trước đây nấu đồ ăn dặm cho con, chị chỉ dùng thịt, cá, hải sản, rất ít khi cho bé ăn rau và hoa quả. Điều này vô tình tạo thói quen xấu cho con sau này. Giờ bé 3 tuổi nhưng đã hơn 17kg, có biểu hiện dư cân, lại lười vận động, hay ốm khiến chị không khỏi lo lắng.

chuyen-gia-dinh-duong-goi-y-che-do-an-can-bang-cho-tre

Chất đạm (có nhiều trong thịt, hải sản, trứng, sữa) là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ về sức vóc, cân nặng, hệ miễn dịch.

Chị Trang (Phạm Văn Đồng, Hà Nội) lại tích cực tham khảo, tìm hiểu thông tin về chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Chị biết chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý trong những năm đầu đời sẽ giúp con có nền tảng sức khỏe vững chắc và phát triển khỏe mạnh về lâu dài. Vì thế, lúc con ăn dặm, chị lên thực đơn bữa ăn cụ thể hàng tuần sao cho bé được bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. 

“Tôi hiểu rằng một bữa ăn đủ dinh dưỡng cần có đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Thậm chí, tôi còn tự làm dầu gấc để bổ sung chất béo an toàn cho con”, chị nói. Hiện bé đã hơn 3 tuổi với chiều cao, cân nặng đạt chuẩn, ít khi ốm vặt. Bé lanh lợi và biết rất nhiều thứ. 

Khác với hai trường hợp trên, chị Phương (Đê La Thành, Hà Nội) thường xuyên rơi vào tình trạng stress vì thấy con có thể trạng gầy, sức đề kháng chưa tốt và sợ con dễ mắc bệnh vặt. Mặc dù có tham khảo cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, thậm chí chị còn mua những thực phẩm đắt tiền mong con ăn nhiều sẽ khỏe mạnh, cứng cáp hơn, nhưng kết quả vẫn không khá hơn. Thể trạng bé vẫn khá gầy và cũng thường gặp những vấn đề về tiêu hóa như: khó tiêu, táo bón và không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng.

“Nhiều khi tôi bị rơi vào trạng thái mất phương hướng, không biết con mình thích ăn gì, chế độ ăn như thế nào mới có thể khiến con tăng cân, hay do thể trạng bé không thể hấp thu… Để mọi người quở trách con gầy, còi, tôi thật không đành lòng”, chị kể.

polyad

Nhiều cha mẹ cho con ăn quá nhiều thịt, cá, hải sản mà bỏ qua rau quả.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu –  Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Nhi đồng 2, TP HCM, Hội viên Hội Nhi khoa TP HCM, các bậc cha mẹ thường muốn con ngoan, lớn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, các mẹ không nên vì thấy con còi hơn các bạn cùng trang lứa mà vội tẩm bổ sai cách, như cho con ăn quá nhiều thịt, cá, hải sản mà bỏ qua rau quả là điều không ít mẹ mắc phải.

Việc lựa chọn khẩu phần ăn cho trẻ cần đáp ứng đủ các tiêu chí đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Theo đó, khẩu phần với cơm, canh cải xanh cua đồng, sườn xào chua ngọt, dưa hấu hoặc cơm, canh bí đỏ thịt băm, thịt xá xíu, quýt được cho là bữa ăn đáp ứng đủ các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra bố mẹ nên có sự đan xen giữa bữa ăn chính và phụ. Bữa phụ chỉ cần sữa, bánh flan, hoa quả, sinh tố là đủ.

Chất đạm (có nhiều trong thịt, hải sản, trứng, sữa) là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ cả về sức vóc, cân nặng, hệ miễn dịch… Tuy nhiên, nếu trẻ ăn nhiều đạm trong giai đoạn thơ ấu sẽ có nguy cơ cao dẫn đến thừa cân béo phì.

Phụ huynh cần chọn lựa thức ăn có hàm lượng đạm theo nhu cầu của trẻ ở từng giai đoạn phát triển và cần cân bằng với các nhóm thực phẩm khác. 

Đối với sữa, mẹ nên chọn sữa có đúng hàm lượng đạm mà trẻ cần, không nên lựa chọn theo cảm tính. Theo nhu cầu khuyến nghị về đạm của Trung tâm Dinh dưỡng năm 2016, nhu cầu đạm của trẻ 0-5 tháng tuổi là 11g mỗi ngày. Từ tháng thứ sáu trở đi, nhu cầu đạm là 18-20g mỗi ngày. Trẻ từ 1-3 tuổi, nhu cầu đạm là 20g mỗi ngày, trẻ từ 4-6 tuổi, nhu cầu đạm là 25-29g mỗi ngày.

Ngoài ra, chất lượng đạm cũng vô cùng quan trọng đối với trẻ. Trong sữa thông thường có 2 loại đạm: whey và casein. Trong đó, đạm whey dễ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và tránh nôn trớ, táo bón… Do đó, mẹ cần tìm hiểu và chọn loại sữa có tỷ lệ đạm whey tối ưu so với casein để hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt, phát triển cân bằng, khỏe mạnh dài lâu.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bố mẹ cần hình thành những kỹ năng về thể chất cho bé. Như tích cực cho con tham gia các lớp học bơi, múa, hay đơn giản là chơi các trò thể thao vận động ngoài trời như đá bóng, nhảy dây… để bé tăng độ dẻo dai, khỏe mạnh.

Thế Đan

chuyen-gia-dinh-duong-goi-y-che-do-an-can-bang-cho-tre-2

Đạm chất lượng (Nestlé Advanced Protein), với đạm whey thủy phân một phần, đã được khoa học chứng minh giúp trẻ phòng ngừa nguy cơ dị ứng (dị ứng đạm sữa bò và viêm da dị ứng), hỗ trợ tăng cân khỏe mạnh và phát triển khỏe mạnh dài lâu.
Từ Nestlé, Nan Optipro HA 3 với đạm chất lượng (Nestlé Advanced Protein) giúp trẻ khởi đầu vững chắc, khỏe mạnh dài lâu.
Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.