Home » Khỏe và đẹp » Nấc cục kéo dài quá 2 ngày, hãy tới bác sĩ ngay

Nấc cục kéo dài quá 2 ngày, hãy tới bác sĩ ngay

Nấc cục là một phiền toái, đó là điều ai cũng có thể kết luận. Nếu nấc cục do ăn uống hoặc căng thẳng, chỉ cần một số mẹo nhỏ là bạn có thể hết. Tuy nhiên, trường hợp nấc cục kéo dài hơn vài giờ hoặc xuất hiện thường xuyên, bạn có cần tới bác sĩ?

Cậu bé Australia nấc cục trong khi hát ca quốc ca tại trận đấu bóng chày 

Nấc cục có nguyên nhân từ các cơn co thắt cơ hoành, cơ giữa ngực và bụng. Cơ hoành thường giãn ra và co lại khi bạn thở, có thể giật mạnh nếu nó trở nên khó chịu. Cú giật mạnh đột ngột của cơ hoành sẽ khiến đóng kín ống ngực, khâu giữa dây thanh âm và thanh quản. Tiến sĩ Roshini Rajapaksa, bác sĩ chuyên khoa dạ dày – ruột của Trung tâm Y tế NYO Langone và biên tập viên y tế của tạp chí Health cho biết: “Bạn nhanh chóng nuốt không khí, thanh quản của bạn bị đóng kín và đó là nguyên nhân gây nấc cục”. 

Có nhiều nguyên nhân khiến cơ hoành bị kích thích, từ việc ăn quá no tới những thay đổi nhiệt độ đột ngột, việc uống các loại đồ uống có ga. Rượu, khói thuốc lá và nuốt không khí (ví dụ như nhai kẹo cao su) cũng là thủ phạm. Ngay cả căng thẳng cũng có thể gây ra những cơn nấc cục.

Ảnh: uk.businessinsider.com

Ăn quá no, thay đổi nhiệt độ đột ngột, lo lắng căng thẳng… hay nhiều bệnh lý khác đều có thể khiến cho bạn nấc cục. Ảnh: uk.businessinsider.com

Kích thích thần kinh vagus hoặc dây thần kinh threnic, chạy từ xoang xuống cơ hoành, cũng có thể gây ra nấc cục. Điều đó có nghĩa đau họng hoặc nhiễm trùng tai – hoặc thậm chí một sợi tóc chạm vào màng nhĩ – cũng thành nguyên nhân nấc cục.

Hầu hết các lần nấc lên chỉ kéo dài vài phút hoặc vài giờ. Khi nấc cục kéo dài hơn 48 giờ, đó là nấc cục dai dẳng. Khi hiện tượng đó kéo dài hơn 30 ngày thì không còn là nấc cục thông thường nữa mà trở thành “trục trặc khó giải quyết” của cơ thể. Lúc này, bạn nên gặp bác sĩ – họ không chỉ bắt đầu can thiệp vào việc ăn uống, ngủ nghỉ và tinh thần của bạn mà còn cảnh báo về tình trạng sức khỏe đang có vấn đề của bạn.  Trong trường hợp nặng, nấc có thể sẽ gây tổn hại tới thần kinh.

Nếu bạn là người nghiện rượu nặng hoặc hút thuốc, việc cắt giảm thói quen này giúp giảm nấc cục. Bác sĩ cũng có thể thấy các dấu hiệu của chứng rối loạn trào ngược dạ dày thực quản (GERD), còn được gọi là trào ngược axit. 

Trong những trường hợp hiếm hoi, nấc do tổn thương thần kinh hoặc bởi khối u ở dạ dày hoặc cổ. Tiến sĩ Rajapksa cho biết: “Có một khu vực của bộ não liên quan đến phản xạ nấc, do đó nhiễm trùng hoặc một khối u cũng dẫn tới nấc cục”. Theo nghiên cứu của trường đại học Texas A & M, hiện tượng nấc cục cũng cảnh báo các vấn đề về đột quỵ hoặc tim mạch, một số trường hợp có liên quan đến các cục máu đông nghiêm trọng.

Cuối cùng, nấc có thể là phản ứng phụ của các chứng bệnh như xơ gan (sẹo màng trong gan), suy gan hoặc thận. Thông thường chúng sẽ xảy ra cùng với các triệu chứng khó nhớ khác như mệt mỏi, buồn nôn, sưng chân và vùng bụng – vì vậy không hoàn toàn khẳng định nấc cục là dấu hiệu đầu tiên cho thấy có điều bất thường trong cơ thể bạn. Rõ ràng, cho dù là nguyên nhân nghiêm trọng hay không, nấc cục kéo dài quá hai ngày, bạn cần tới kiểm tra tại bệnh viện và có lời khuyên của bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu bạn hoàn toàn tin tưởng vào sức khỏe của mình và cho rằng chưa cần phải tới kiểm tra tại bệnh viện, tiến sĩ Rajapksa hướng dẫn một vài mẹo nhỏ để thử: “Bạn có thể sử dụng nước lạnh. Đôi khi uống nước lạnh hoặc súc miệng với nước lạnh giúp bạn đỡ nấc cục bởi nó kích thích phía sau họng của bạn “, tiến sĩ cho biết. Một số trường hợp, điều chỉnh hơi thở đều đặn cũng có hiệu quả với những cơn nấc cục.  Nếu nấc cục khiến bạn khó chịu, đau đớn hoặc không thể vận động được, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giãn cơ để hạn chế cơn nấc.

Ngân Thư