Home » Khỏe và đẹp » Nước chạy thận tồn dư flo có thể gây ngộ độc như thế nào

Nước chạy thận tồn dư flo có thể gây ngộ độc như thế nào

nuoc-chay-than-ton-du-flo-co-the-gay-ngo-doc-nhu-the-nao

Ảnh minh họa: EHP.

Tai biến 18 bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình ngày 19/5, kết quả điều tra của cơ quan chức năng cho thấy nguyên nhân do nồng độ flo trong nước chạy thận vượt ngưỡng cho phép lên đến 245-260 lần. Theo phân tích của một số bác sĩ tại TP HCM, nước dùng để chạy thận chứa lượng flo tồn dư cao như vậy khi truyền trực tiếp vào máu bệnh nhân gây ra tình trạng ngộ độc flo cấp tính khiến các trung khu thần kinh bị tổn thương. Nhiều cơ quan khác cũng có thể bị tổn hại nghiêm trọng do phản ứng của cơ thể không đủ mạnh để khử hết lượng flo quá lớn.

Theo Environmental Health Perspectives, flo (florua) là thành phần quan trọng mà con người tiếp nhận hàng ngày từ thực phẩm, nước máy, kem đánh răng. Chất này có tác dụng tẩy trắng răng nhưng cũng ảnh hưởng xấu đến xương và răng sau quá trình sử dụng lâu dài.

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra hàm lượng flo ở mức thấp trong nước bọt có khả năng bảo vệ men răng, khử khoáng và ngăn ngừa sâu răng. Ngày nay, flo được thêm vào hầu hết các loại kem đánh răng và sản phẩm vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo việc lạm dụng flo vượt ngưỡng cho phép, cụ thể là trên 2 mg/l sẽ làm đen răng, thường xuyên dùng nước chứa lượng flo cao hơn 4 mg/l có thể gây mục xương.

Trước đây, tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho phép chứa hàm lượng flo trong khoảng 0,7 đến 1,5 mg/l. Tuy nhiên vào năm 2011, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã siết chặt quy định này và khuyến cáo phải giảm tổng lượng flo trong nước xuống thấp hơn để đảm bảo an toàn cho trẻ em.

Nhiều nghiên cứu gần đây chứng minh nồng độ flo trong nước vượt ngưỡng có thể gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe con người. Bài phân tích mới đây của Đại học Harvard được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) Mỹ kết luận rằng những đứa trẻ sinh sống trong khu vực có nguồn nước chứa flo nồng độ cao có chỉ số IQ “thấp hơn đáng kể” so với những trẻ sống ở các khu vực có nồng độ flo thấp hơn. Kết luận này dựa theo phân tích kết quả của 27 cuộc điều tra trước đó. Ngoài ra, nghiên cứu còn kết luận rằng flo ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ mạnh hơn người lớn tuổi.

Trong một bản báo cáo dài 32 trang đăng trên Environmental Health Perspectives, các nhà nghiên cứu cho biết nồng độ flo dạng lỏng được cơ thể hấp thụ từ nước uống có thể ở mức trên 1 mg/L hoặc 50 Smol/L, cao hơn 1.000 lần so với nồng độ của một số chất độc thần kinh khác. Tuy nhiên khi vượt quá nồng độ này có thể gây ngộ độc.

Các thí nghiệm trên động vật cũng khẳng định tác hại của flo đối với hệ thần kinh. Cụ thể thử nghiệm trên những con chuột tiếp xúc với 1 ppm (50 Smol/L) flo lỏng trong một năm đã có sự biến đổi hình thái não và nồng độ nhôm trong mô não tăng cao hơn so với những con khác.

Nước chạy thận không đảm bảo tinh khiết sẽ nguy hiểm thế nào