Home » Khỏe và đẹp » Chọn tã giấy phù hợp cho người cao tuổi

Chọn tã giấy phù hợp cho người cao tuổi

Tã giấy được sử dụng khá nhiều tại các khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Bạch Mai, Lão khoa Trung ương… Nhiều gia đình chăm bố mẹ già tai biến cũng đang dùng loại tã này để hỗ trợ vệ sinh cho người già, giảm nhẹ gánh nặng cho con cái.

Hiện có 4 loại tã quần, tã dán, miếng lót bổ sung và tấm đệm lót phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều gia đình chưa biết cách chọn tã ra sao, sử dụng trong trường hợp nào… Dưới đây là những lưu ý chọn tã tùy theo thể trạng sức khỏe người cao tuổi.

Tã dán dành cho người hạn chế khả năng đi lại

n số Việt Nam có hơn 8 triệu người trên 60 tuổi. Nhiều người già nằm liệt giường hoặc hạn chế khả năng vận động sau khi trải qua cơn đột quỵ, tai nạn, chấn thương hoặc phẫu thuật. Do tâm lý ngại phụ thuộc vào người chăm sóc trong cuộc sống hàng ngày, nên tã dán được xem là biện pháp kiểm soát bài tiết hiệu quả, giúp giữ lòng tự tôn cho người cao tuổi, hỗ trợ con cái chăm sóc.

Tã dán dành cho người nằm liệt giường, hạn chế khả năng đi lại.

Tã dán dành cho người nằm liệt giường, hạn chế khả năng đi lại.

Thiết kế miếng dán – mở thuận tiện khi thay rửa trong tư thế nằm. Con cái không cần phải nâng trở cơ thể cha mẹ già quá nhiều, tiết kiệm được thời gian và công sức chăm sóc.

Nằm lâu trên giường và vệ sinh tại chỗ, có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm loét tì đè. Người chăm sóc nên chọn tã dán chất lượng, có lõi bông mềm, thoáng khí, thấm hút tốt, không gây trào hay ẩm ướt cho người già. Chẳng hạn như loại tã dán Caryn mới, cải tiến hệ rãnh thấm siêu tốc giúp chất lỏng thấm nhanh hơn vào sâu bên trong lõi bông, kết hợp với vách chống trào kép 4 chiều và thiết kế mỏng nhẹ, thoáng khí.

Tã quần dành cho người có thể tự đi lại

Sau giai đoạn nằm liệt giường, người bệnh sẽ bắt đầu tập bước đi, đứng lên ngồi xuống. Thời điểm này nên chuyển sang dùng loại tã quần linh hoạt. Tã được thiết kế như quần lót, chun bo ôm sát, hạn chế trào chất thải ra ngoài khi đang vận động. Loại tã này còn dùng lúc đi ngủ, để thói quen xoay xở người không làm xô lệch tã.

Người có thể tự đi lại nên sử dụng tã quần loại mỏng nhẹ, cho cảm giác thoải mái mỗi bước đi. Người cần nạng trợ giúp, tốc độ di chuyển chậm hơn, cần loại tã quần có khả năng thấm hút cao, chống tràn hiệu quả để an tâm tập luyện.

Việc tự mặc và thay mới tã quần khá dễ dàng, giúp người già bớt ngại ngùng trong vấn đề nhạy cảm. Để nhanh hồi phục, con cái nên khuyến khích cha mẹ tập đi lại, luyện vào nhà vệ sinh khi có nhu cầu.

chon-ta-giay-phu-hop-cho-nguoi-cao-tuoi-1

Áp dụng mô hình chăm sóc toàn diện đến từ Nhật Bản dành cho người cao tuổi, bệnh nhân nằm liệt giường nên dùng tã dán, sau đó chuyển sang tã quần khi bắt đầu tập đi lại.

Miếng lót bổ sung dùng hàng ngày

Sử dụng tã suốt nhiều tháng gây tốn kém ngân sách không nhỏ. Thay vào đó, người chăm sóc có thể dán miếng lót bổ sung vào quần lót hoặc tã giấy bao ngoài. Chúng có tác dụng thấm hút tương tự, song tiết kiệm được gần 30% chi phí.

Trung bình, người bệnh dùng khoảng 4 miếng lót mỗi ngày. Thao tác thay miếng lót khá đơn giản so với các sản phẩm khác.

Tấm đệm lót dùng khi ngồi xe lăn

Tấm đệm lót thường trải dưới ga giường hoặc xe lăn, dành cho người cao tuổi sau mổ hoặc chấn thương. Chúng ngăn dịch vết thương, chất thải bài tiết tràn ra các vật dụng khó giặt rửa, hạn chế vi khuẩn trú ngụ.

Con cái chăm sóc cần chọn miếng lót có diện tích lớn, giúp người già thoải mái xoay trở. Ngoài ra, nên ưu tiên tấm đệm lót thấm hút nhanh, chống trào, khô thoáng, không gây bí bách vùng mông.

chon-ta-giay-phu-hop-cho-nguoi-cao-tuoi-2

Miếng lót tã giấy có thể dùng hàng ngày, còn tấm đệm lót nên sử dụng khi ngồi xe lăn. Tham khảo thêm tại đây.

An San