Home » Khỏe và đẹp » Sáng mai tư vấn trực tuyến giải pháp điều trị tật khúc xạ mắt

Sáng mai tư vấn trực tuyến giải pháp điều trị tật khúc xạ mắt

*Độc giả gửi câu hỏi tại đây*

Suốt 20 năm theo nghề, bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng – Giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế DND (Hà Nội) nhận thấy, tật khúc xạ (cận, viễn, loạn thị) ngày càng gia tăng trong giới trẻ, đặc biệt là sinh viên và dân văn phòng. Trong đó, cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất. Có nhiều cách hỗ trợ thị lực tạm thời như đeo kính gọng, áp tròng… Song để điều trị dứt điểm thì phẫu thuật là giải pháp tối ưu.

sang-mai-tu-van-truc-tuyen-giai-phap-dieu-tri-tat-khuc-xa-mat

Tật khúc xạ (cận, viễn, loạn thị) ngày càng gia tăng trong giới trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ chủ yếu do bẩm sinh, di truyền (chiếm 60% trường hợp). Số còn lại chịu tác động của môi trường như: làm việc bằng mắt hơn 8 tiếng mỗi ngày, nhìn lâu liên tục trên 2 tiếng, cường độ ánh sáng yếu, thói quen nhìn gần hoặc chấn thương mắt…

Phần đông giới trẻ ngày nay chơi game, xem phim, lướt mạng xã hội, sử dụng thiết bị di động để giải trí hàng ngày. Việc nhìn gần và lâu dưới ánh sáng nhân tạo khiến mắt điều tiết nhiều, dễ mệt mỏi. Ngược lại, tần suất tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi ngoài trời với tầm nhìn xa giúp mắt thư giãn lại ở mức thấp. Đây là lý do tỷ lệ cận thị ở học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng không ngừng tăng.

bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng - Giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế DND (Hà Nội).

Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng – Giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế DND (Hà Nội).

Tật khúc xạ khiến bệnh nhân nhìn mờ, mỏi mắt, ảnh hưởng đến chất lượng sống. Ngoài ra, thị lực kém còn cản trở nhiều bạn trẻ theo đuổi ngành nghề đam mê như tiếp viên hàng không, công an, sĩ quan, lính cứu hỏa, vận động viên… Nếu không theo dõi và điều trị đúng cách, tật khúc xạ có thể gây lác, nhược thị ở trẻ em; thoái hóa, bong võng mạc, mất thị lực vĩnh viễn ở người lớn có độ cận cao.

Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Như Quỳnh – Trưởng khoa phẫu thuật Bệnh viện Mắt Quốc tế DND cho biết, y khoa ngày nay có nhiều cách giúp đôi mắt sáng khỏe trở lại mà không cần sử dụng kính. Khởi điểm là phẫu thuật cơ học – rạch giác mạc hình nan hoa năm 1978. Sau đó đến kỹ thuật Lasik dùng dao vi phẫu tự động năm 1990 và Epi-Lasik, Lasek… cho giác mạc mỏng.

Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Như Quỳnh - Trưởng khoa phẫu thuật Bệnh viện Mắt Quốc tế DND.

Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Như Quỳnh – Trưởng khoa phẫu thuật Bệnh viện Mắt Quốc tế DND.

Mới đây nhất là các phương pháp Femto-Lasik, SmartSurface, ReLex Smile… với nhiều cải tiến. Trong đó, kỹ thuật Laser Femtosecond ra đời với phương pháp ReLex Smile được đánh giá cao về hiệu quả điều trị tật khúc xạ.

Tham gia buổi tư vấn trên VnExpress vào ngày 27/6, hai chuyên gia đến từ Bệnh viện Mắt Quốc tế DND gồm bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng – Giám đốc bệnh viện và Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Như Quỳnh – Trưởng khoa phẫu thuật sẽ tư vấn cho độc giả những vấn đề liên quan tới điều trị tật khúc xạ như thời điểm phẫu thuật, lựa chọn phương pháp phù hợp, lưu ý chăm sóc mắt hậu phẫu….

An San