Home » Khỏe và đẹp » Dịch sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Dịch sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

9h30 ngày 18/8, VnExpress tổ chức buổi giao lưu trực tuyến phòng, điều trị bệnh sốt xuất huyết.

Độc giả gửi câu hỏi tại đây

Dịch sốt xuất huyết năm nay đến sớm hơn tại cả hai miền Nam và Bắc. Đặc biệt tại Hà Nội, số ca mắc tăng đột biến từ cuối tháng 7 đến nay dù chưa phải đỉnh dịch; bảy người tử vong. Mỗi tuần thành phố ghi nhận khoảng 2.000 ca mắc mới. Các bệnh viện quá tải, người bệnh phải nằm ghép, nằm giường gấp, thậm chí là ngồi truyền dịch. 21 tỉnh thành đã chi viện cho Hà Nội máy phun công suất lớn để hạ nhiệt dịch.

Thạc sĩ Nguyễn Đức Khoa - Phó phòng kiểm soát dịch bệnh, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế.

Thạc sĩ Nguyễn Đức Khoa – Phó phòng kiểm soát dịch bệnh, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế.

Hà Nội đã thành lập đội xung kích diệt bọ gậy; tổ giám sát. Qua kiểm tra tại gần 600.000 hộ dân phát hiện gần 200.000 dụng cụ chứa nước có bọ gậy; thả gần 40.000 con cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, bể cây cảnh, hòn non bộ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đỉnh dịch rơi vào tháng 9-11, vì thế dự báo thời gian tới số ca mắc có thể tiếp tục gia tăng. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thành dịch do virus dengue gây ra với bốn type. Miễn dịch tạo thành sau bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng type, nên trong một vụ dịch mỗi người có thể mắc bệnh hai, thậm chí ba lần.

polyad

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Phụ trách khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội).

Trong tình hình dịch lan rộng như hiện nay, bác sĩ khuyến cáo nếu có biểu hiện sốt, trong vùng có dịch người bệnh nên đi khám để được tư vấn kịp thời. Khi sốt cao có thể uống thuốc hạ nhiệt paracetamol, không được uống giảm đau hạ sốt nhóm salisilate như analgin, aspirin…

Bệnh nặng hay nhẹ do đáp ứng miễn dịch của cơ thể mỗi người với mầm bệnh. Phần lớn bệnh nhân nhẹ có thể theo dõi điều trị tại tuyến dưới, ở nhà. Nếu điều trị tại nhà, người bệnh cần bù nước điện giải đầy đủ như uống nước oresol, nước hoa quả như cam, chanh, mía, bưởi ép…

Buổi giao lưu trực tuyến có sự tham gia của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Phụ trách khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) và Thạc sĩ Nguyễn Đức Khoa-  Phó phòng kiểm soát dịch bệnh, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế. Các chuyên gia sẽ giải đáp các thắc mắc của độc giả về cách phòng bệnh, điều trị như thế nào, dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng…

Nam Phương