Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn – Tổng thư ký Chi hội Tiêu hoá Gan mật Dinh dưỡng Nhi Việt Nam gọi đường ruột là “bộ não thứ hai’ của con người. Bởi dưới kính hiển vi, các nhà khoa học phát hiện thấy mạng lưới 100 triệu nơron thần kinh hoạt động trong ruột, nhiều hơn cả tủy sống.
Ruột làm việc ngay cả khi không liên hệ được với não bộ. Suốt thời kỳ phát triển phôi thai, một phần biểu mô đường tiêu hóa trở thành hệ thần kinh trung ương (CNS), phần còn lại trở thành hệ thần kinh ruột (ENS).
Điều đặc biệt là 70-80% các tế bào miễn dịch được đào tạo và cư trú tại đường ruột. Nơi đây còn chứa 100.000 tỷ vi khuẩn, gấp 10 lần số tế bào trong cơ thể, với phần lớn là lợi khuẩn. Lợi khuẩn giúp sản sinh kháng thể IgA; tăng số lượng và chức năng các tế bào miễn dịch; tạo màng chắn ngăn cản hại khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập trên bề mặt niêm mạc ruột.
Phó giáo sư Tuấn cho biết, những người có hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, đa dạng thường ít mắc bệnh. Trạng thái cân bằng lý tưởng là 85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn. Vậy nên khi rối loạn tiêu hóa (do chế độ ăn, nhiễm trùng, kháng sinh…) hoặc cảm cúm, bác sĩ Tuấn thường khuyên bổ sung lợi khuẩn. Ngay cả khi không mắc bệnh, cũng nên dùng 1-2 chai sữa chua uống giàu lợi khuẩn mỗi ngày để tăng sức khỏe đường ruột, phòng cảm cúm.
Phó giáo sư Nguyễn Anh Tuấn gọi đường ruột là “bộ não thứ hai’ của con người. |
Dưới góc độ nhi khoa, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Anh Tuấn – Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 giải thích thêm, lợi khuẩn (tên khoa học là probiotics) có thể cải thiện sức khỏe con người thông qua cơ chế điều hòa miễn dịch, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, phải đến năm 6 tuổi mới hoàn thiện tương đối như người lớn. Thế nhưng trong 5 năm đầu đời, trẻ có thể dùng lượng kháng sinh nhiều bằng tổng những năm sau này. Thuốc tiêu diệt lợi khuẩn tự nhiên có trong cơ thể, làm giảm sức đề kháng của trẻ, rơi vào vòng luẩn quẩn lại mắc bệnh, dùng kháng sinh. Vì thế, việc bổ sung lợi khuẩn ở trẻ càng trở nên cần thiết.
Thư viện y khoa Cochrane từng phân tích, tổng hợp 10 thử nghiệm khoa học uy tín quốc tế trên 3.451 bệnh nhân (trẻ nhỏ và người lớn). Kết quả cho thấy, probiotics giúp phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp cấp tính, giảm số lần và thời gian mắc bệnh. Đặc biệt, lợi khuẩn còn làm giảm tần suất sử dụng kháng sinh.
Có nhiều thực phẩm tự nhiên giàu probiotics như sữa chua, rau củ, pho mát, chocolate đen… Trong đó, sữa chua uống dồi dào số lượng, với hàng tỷ lợi khuẩn được chọn lọc nuôi cấy và sản xuất theo quy trình hiện đại. Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện trên 240 trẻ 2-5 tuổi (8/2015 đến 2/2016) ở Hải Dương cũng cho thấy, bổ sung sữa chua uống men sống Vinamilk Probi chứa chủng men probiotics L.Casei 431 giúp giảm tỷ lệ mắc và số ngày cảm cúm.
Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi với hàng tỷ lợi khuẩn probiotics L.Casei 431 và các thực phẩm giúp phòng ngừa cảm cúm. |
An San