Home » Khỏe và đẹp » Bí quyết giúp người Nhật không ngã quỵ khi làm việc cật lực

Bí quyết giúp người Nhật không ngã quỵ khi làm việc cật lực

Nhật Bản nổi tiếng về văn hóa làm việc nghiêm túc, liên tục nhiều giờ trong ngày. Ngoài thu nhập, họ còn làm vì đam mê. Sau Thế chiến II, cả Nhật Bản suy sụp. Người dân xứ mặt trời mọc hăng say lao động vực dậy nền kinh tế, trở thành cường quốc thứ 3 địa cầu. Hơn ai hết, họ là những nhân viên cần mẫn, cầu toàn và cống hiến. 

Tuy nhiên, thói quen làm việc nhiều giờ khiến người dân nước này đối mặt với nguy cơ bệnh tật (huyết áp, tiểu đường, tim mạch), đặc biệt là đột quỵ. Karoshi trong tiếng Nhật có nghĩa là “chết vì làm việc quá sức”. Hiện tượng Karoshi được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1987, khi Bộ Y tế Nhật Bản ghi nhận một số ca tử vong đột ngột của giám đốc các công ty. Họ được coi là nạn nhân Karoshi, nếu đột quỵ hoặc tự sát do làm việc quá 100 giờ mỗi tháng trước khi chết, hoặc 80 giờ mỗi tháng trong 60 ngày liên tiếp.

Dù cường độ làm việc cao nhất nhì thế giới, song tỷ lệ đột quỵ ở xứ Phù Tang lại thấp hơn phần lớn các nước. Theo xếp hạng năm 2014 của World Health Ranking, số người chết do đột quỵ ở Nhật Bản là 34 trường hợp mỗi 100.000 dân, xếp thứ 152 trong tổng số 174 quốc gia. Riêng tuổi thọ đứng hàng đầu thế giới. Tỷ lệ đột quỵ cao nhất thuộc về Indonesia (200/100.000 dân), Nga (188/100.000 dân), còn Việt Nam nằm trong top 30 với tỷ lệ 140/100.000 dân số. 

Ảnh: World-fusigi

Người Nhật là những nhân viên cần mẫn, cầu toàn và cống hiến. Ảnh: World-fusigi

Ngày nay, chính phủ Nhật vẫn đang nỗ lực giảm thêm tỷ lệ đột quỵ do “Karoshi” bằng cách yêu cầu các công ty tắt đèn sớm vào buổi tối, tăng số ngày nghỉ phép có lương, giới hạn giờ làm thêm… Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), số giờ làm việc 45 tiếng mỗi tuần, nhiều thứ 2 thế giới năm 2011, nay đã giảm xuống còn 33,25 giờ.

Bản thân người lao động vẫn luôn ý thức cách bảo vệ chính mình khỏi nguy cơ ngã quỵ bên bàn làm việc. Hiroshi Tabata, một doanh nhân người Nhật cho biết, mỗi ngày ông làm việc bắt đầu từ 7h và kết thúc lúc 22h. Áp lực, stress và thiếu ngủ thường xuyên làm bạn với ông. Vì vậy, giống như nhiều đồng nghiệp khác, Hiroshi luôn đều đặn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường. Bác sĩ sẽ cảnh báo nguy cơ tai biến, tư vấn điều chỉnh lối sống, nếu cường độ làm việc hiện tại nguy hiểm đến sức khỏe.

80% nguy cơ đột quỵ có thể phòng ngừa được bằng lối sống lành mạnh. Người Nhật không ăn mặn, nhiều chất béo, lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá nhiều như các nước châu Á. Thay vào đó, bữa ăn có nhiều rau xanh, hoa quả, cá biển; ít thịt. Họ cũng cẩn trọng trong việc dùng muối và mỡ chế biến món ăn.

Trong các bí quyết phòng đột quỵ, không thể bỏ qua món natto truyền thống (đậu tương lên men) được ưa chuộng suốt 1.200 năm qua tại Nhật Bản. Từ ngàn xưa, người dân xứ Phù Tang vẫn ăn natto cùng cơm sáng, trộn chung với trứng gà sống và nước tương.

Người Nhật thường ăn natto cùng cơm sáng. Ảnh: Haccola

Người Nhật thường ăn natto cùng cơm sáng. Ảnh: Haccola

Nhiều nghiên cứu cho thấy, natto chứa enzym nattokinase tiêu hủy huyết khối mạnh gấp 4 lần enzym plasmin trong cơ thể, ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Nattokinase còn làm giảm độ nhớt huyết, tăng tuần hoàn máu. Ngoài ăn natto, những người mắc bệnh tai biến nhồi máu não hoặc cơ tim, bệnh nhân đái tháo đường gặp biến chứng tim mạch còn dùng thêm các sản phẩm dự phòng đột quỵ chứa nattokinase.

Ngoài ra, người Nhật chăm đi bộ, năng vận động, tập thể dục thể thao. Sau giờ làm việc, họ giải tỏa áp lực bằng cách nghỉ ngơi, tắm nước nóng, tâm sự với bạn đời, leo núi, hát karaoke… 

An San