Đầu bếp Trần Ngọc Nghĩa khuyên muốn làm bánh trung thu gạo lứt ngon và an toàn, nên dùng loại gạo lứt màu đen được trồng theo tiêu chuẩn Global Gap.
Thời gian làm bánh trung thu gạo lứt thường lâu hơn gấp nhiều lần so với bánh làm từ các loại nguyên liệu khác. Trước khi làm bánh, gạo lứt cần được rang kỹ rồi đem hấp và sấy khô.
Sau đó xay thành bột nhuyễn.
Bột gạo đổ vào chảo lớn sên kỹ, cho thêm ít đường.
Có thể cho thêm một số loại hạt như hạt bí để bánh bùi và thơm hơn.
Vỏ bánh trung thu được làm từ bột mì trộn với ít đường. Để tạo màu đen cho vỏ bánh, đầu bếp đã dùng tinh than tre Nhật Bản – một loại gia vị sử dụng phổ biến trong chế biến thực phẩm ở Nhật, giúp giải độc cơ thể. Bột mì sên kỹ, vo thành viên lớn, dùng tay nắn cho dẹt, bọc nhân gạo lứt vào giữa rồi bo tròn lại. Sau đó cho tất cả vào khuôn bánh.
Bánh đã vào khuân xong, chuẩn bị cho vào lò nướng.
Bánh trung thu sau khi nướng xong.
Vì đây là bánh trung thu tươi nên hạn chế cho đường nhiều để giữ nguyên hương vị và màu sắc tự nhiên vốn có của nguyên liệu. Bánh không sử dụng chất bảo quản nên không giữ được lâu, phải dùng hết trong khoảng bảy ngày nếu để ở nhiệt độ phòng, 15 ngày nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Trước khi ăn nên hâm trong lò vi sóng từ 30 đến 60 giây tùy theo độ cứng của bánh tại thời điểm hâm, đầu bếp Ngọc Nghĩa lưu ý.
Kết quả phân tích của Trung tâm Dịch vụ và phân tích thí nghiệm TP HCM và Trường Đại học Cần Thơ cho thấy bánh trung thu gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng như sắt, canxi, vitamin E, vitamin B và khoáng chất cao hơn hẳn so với các loại bánh khác. Chất xơ và một số thành phần quý của gạo lứt có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật.
Bánh trung thu này còn chứa anthocyanin là hợp chất sinh học quý có khả năng chống oxy hóa cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy anthocyanin giúp ngăn ngừa sự phá hủy ADN, phòng ngừa ung thư, xơ vữa mạch máu và bệnh tiểu đường type 2.
Ảnh: ADC, Trường Thọ