Home » Khỏe và đẹp » Tại sao ung thư đã chữa khỏi lại tái phát?

Tại sao ung thư đã chữa khỏi lại tái phát?

Bác sĩ Esther Chuwa, chuyên gia phẫu thuật ung thư vú ở Singapore, cho biết một bệnh nhân đã thoát khỏi căn bệnh ung thư có thể bị tấn công bởi một loại ung thư khác ở những bộ phận khác của cơ thể. Những ung thư này được gọi là ung thư thứ hai. Ung thư thứ hai không liên quan tới ung thư thứ nhất, không phải do ung thư trước đây tái phát hay di căn như mọi người lầm tưởng. 

tai-sao-ung-thu-da-chua-khoi-lai-tai-phat

Ung thư có thể quay trở lại nhưng không liên quan đến ung thư thứ nhất như mọi người lầm tưởng.

Ung thư thứ nhất và thứ hai có thể chung nhau những yếu tố nguy cơ gây bệnh phổ biến như gene, hormone, béo phì, thói quen dùng đồ uống có cồn và hút thuốc lá. Chẳng hạn, những bệnh nhân mang đột biến gene BRCA sẽ đối mặt với nguy cơ ung thư vú, buồng trứng và đại tràng thứ hai cao hơn. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư như vú, tử cung, đại tràng và thận.

Ung thư thứ hai cũng có thể phát sinh do quá trình điều trị ung thư thứ nhất. Ví dụ, một cô gái trẻ đã xạ trị u lympho Hodgkin có nguy cơ cao mắc ung thư vú sau đó. Một số người có cơ địa dễ bị tác động bởi hóa trị cũng tăng nguy cơ bệnh bạch cầu sau này. Tamoxifen, thuốc chống hormone được dùng để giảm các nguy cơ tái phát ung thư vú có thể dẫn tới ung thư buồng trứng hoặc nội mạc tử cung ở hai trong số 1.000 phụ nữ sử dụng.

Nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị ung thư một bên vú hiếm khi mắc ung thư vú thứ phát ở bên còn lại. Trong khi những người mang gene đột biến BRCA1/2 sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư thứ phát cao hơn khoảng 5 đến 10%, còn với gene BRCA là 10 đến 30%. Do đó bác sĩ khuyên những người mang gene này nên cắt tuyến vú còn lại để giảm nguy cơ ung thư vú nguyên phát thứ hai.

Lưu ý: Với người bị ung thư vú một bên mà không mang gene đột biến, việc phẫu thuật cắt bên vú còn lại không mang lại lợi ích gì (trừ khi ung thư ở bên vú còn lại được phát hiện ở giai đoạn muộn hay tiến triển).