Ảnh minh họa: Health. |
Theo Health, ánh nắng mặt trời đóng vai trò rất đặc biệt đối với sức khỏe con người, vừa là bạn vừa là kẻ thù. Hấp thụ ánh nắng với lượng vừa đủ mỗi ngày sẽ tốt cho cơ thể, ngược lại phơi nắng quá nhiều gây hại cho da.
Theo cơ chế thông thường, khi cơ thể hấp thụ một lượng tia tử ngoại vừa đủ sẽ chuyển hóa một số chất trong mỡ dưới da thành vitamin D. Vitamin D thúc đẩy sự hấp thu canxi, nhờ đó phòng ngừa được bệnh loãng xương. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người tiếp xúc quá ít với tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời sẽ dễ sinh bệnh như loãng xương ở người lớn, gù lưng ở trẻ em.
Tuy nhiên không phải phơi nắng càng nhiều càng tốt. Việc hấp thụ tia nắng quá nhiều hoặc cường độ mạnh cũng là nguyên nhân gây ra nhiều thứ bệnh khác nhau. Tia tử ngoại trong ánh nắng là nhân tố chủ yếu tạo nên mối nguy hiểm đối với cơ thể con người. Đặc biệt các tia có bước sóng từ 340 mm trở lên làm cho da nhanh đen, lão hóa sớm, khô, nhăn, khi đạt đến một ngưỡng nhất định sẽ dẫn đến biến đổi tế bào gây ung thư da. Người đi nắng nhiều mà không đeo kính chống tia tử ngoại có thể bị bệnh đục thủy tinh thể.
Trước câu hỏi ”Tắm nắng bao nhiều là đủ?”, các nhà nghiên cứu khuyến cáo vào mùa hè mỗi người chỉ cần để lộ tay và mặt dưới ánh nắng mặt trời khoảng 10 phút là đủ. Mùa đông đi bộ ngoài trời 30 phút đã có thể bổ sung đầy đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Thi Trân