Nhóm thực phẩm
|
Quan trọng vì sao?
|
Nguồn tốt
|
Lời khuyên
|
Thực phẩm chứa
carbohydrate hoặc tinh bột
|
Thực phẩm tinh bột có chứa carbohydrate rất quan trọng đối với việc tạo ra năng lượng cho trẻ.
Các loại ngũ cốc nguyên chất là nguồn carbohydrate tuyệt vời. Thực phẩm tinh bột cũng cung cấp cho trẻ các vitamin nhóm B.
|
Bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, mì ống, gạo, yến mạch, mì, khoai lang, chuối xanh, kê, couscous, mầm lúa mạch và lúa mạch đen. |
3-5 phần mỗi ngày.
Các bữa ăn được chia nhỏ trong ngày và ăn kèm với mỗi bữa ăn (bao gồm đồ ăn nhẹ).
|
Chất đạm |
Thực phẩm giàu protein quan trọng cho sự tăng trưởng chung của trẻ. Thực phẩm chứa protein cũng là nguồn tốt cung cấp các vitamin và khoáng chất. Một số thực phẩm còn cung cấp thêm sắt cho cơ thể trẻ. |
Thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, protein thực vật, các loại hạt, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng và đậu nành. |
2-3 phần mỗi ngày. |
Sữa và các sản phẩm từ sữa |
Sữa và các thực phẩm từ sữa cung cấp chất đạm, canxi, giúp giữ cho xương và răng khỏe mạnh. |
Sữa, phô mai, sữa chua, |
Ít nhất 3 phần mỗi ngày. |
Thay thế sữa cho trẻ bị dị ứng sữa bò) |
|
Đối với trẻ bị dị ứng với sữa bò, các sản phẩm thay thế sữa đều có mặt ở siêu thị lớn và cửa hàng thực phẩm. Ví dụ yến mạch làm giàu canxi, đậu nành và sữa dừa. |
|
Trái cây và rau quả |
Trái cây và rau quả là một nguồn quan trọng cung cấp các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ. |
Trái cây và rau quả có thể được thưởng thức bằng nhiều cách như tươi, đông lạnh, đóng hộp, sấy khô.
Tuy nhiên, bạn nên cho trẻ ăn các loại rau quả còn tươi, đảm bảo an toàn. Các loại rau củ như bông súp lơ, rau bina (cải bó xôi), cà rốt, bí đỏ…
|
4-5 phần ăn một ngày.
Càng đa dạng màu sắc của rau củ càng tốt.
|
Chất béo và đường |
Thực phẩm giàu chất béo giúp phát triển não bộ. Đường có hàm lượng calo cao. Tuy nhiên, bạn cần điều tiết lượng đường và chất béo để không tích lũy trong cơ thể trẻ dẫn tới béo phì. |
Bơ, bơ thực vật, dầu nấu ăn, kem, dầu trộn salad, chocolate và squashes, bánh ngọt, bánh pudding, bánh quy. |
Chất béo: Tham gia cùng các bữa ăn của trẻ.
Đường: Ăn thỉnh thoảng và với số lượng nhỏ.
|