Home » Khỏe và đẹp » Bạo lực trong phòng khám ‘chữa’ đồng tính ở Ecuador

Bạo lực trong phòng khám ‘chữa’ đồng tính ở Ecuador

Thứ sáu, 26/5/2017 | 15:35 GMT+7

Thứ sáu, 26/5/2017 | 15:35 GMT+7

Trong nơi điều trị đồng tính nữ ở Ecuador, “bệnh nhân” phải học lối sống như phụ nữ bình thường, bị đánh, bị trói nếu có hành vi khác thường, thậm chí bị “hiếp dâm chấn chỉnh”, theo nhiếp ảnh gia Paola Peredes.

Nhiếp ảnh gia Paola Peredes từng gây ấn tượng mạnh mẽ với tác phẩm mang tên “Bật mí” ghi lại khoảnh khắc cô thú nhận với bố mẹ về xu hướng tình dục của mình. Gần đây, nghệ sĩ tung ra bộ ảnh “Cho đến khi bạn thay đổi” tái hiện những cảnh tượng tàn nhẫn xảy ra hàng ngày bên trong trung tâm “chữa bệnh” đồng tính tại Ecuador.

Trong ảnh là khoảnh khắc Paola bị ấn tay xuống bồn cầu vì không lau dọn sạch sẽ nhà vệ sinh. 

 

Mỗi “bệnh nhân” được tắm tối đa 7 phút, tối thiểu 4 phút. Ngay sau đó là hàng giờ học tôn giáo và trị liệu.

 

Để “chữa trị”, nhiều trung tâm cử nam nhân viên “hiếp dâm chấn chỉnh” phụ nữ đồng tính.

 

Dưới sự quan sát của chuyên gia trị liệu, phụ nữ đồng tính phải mặc váy ngắn, trang điểm, đi giày cao gót và ứng xử như “một người đàn bà thực sự” để khơi gợi sự chú ý từ đàn ông. Hành động này không chỉ gây tổn hại về mặt cảm xúc mà còn làm cơ thể đau đớn.

 

Phụ nữ đồng tính không được phép nói chuyện với bạn cùng giới. Nếu bị phát hiện, cô ta sẽ phải đến phòng điều trị, quỳ trên sàn đất lạnh để cho nhân viên trung tâm đánh vào ngực. Chưa kể, “bệnh nhân” còn phải cầm những cuốn kinh thánh dày cộp và nghe thánh ca.

 

7h30, họ phải bắt đầu trang điểm cho môi đỏ, má hồng, mắt xanh.

 

Bỏ ăn uống là hành vi cấm kỵ. Nếu phạm phải, “bệnh nhân” sẽ bị đánh đập làm gương.

 

Một phần của chương trình “chữa trị” là tập thể dục buổi sáng sớm hoặc tối khuya. Một chuyên gia trị liệu la hét thúc giục các “bệnh nhân” thực hiện động tác push up và squat.

 

Tệ hơn đòn roi, phụ nữ đồng tính bị ép uống thứ nước mà họ không hề biết là gì. Nhiều người cho rằng nó chứa flo, cà phê và nước toilet.

 

Một hình phạt phổ biến khác là bị trói và bỏ mặc trong nhà vệ sinh.

 

Trong bữa ăn, các “bệnh nhân” phải giữ im lặng và chỉ được nói lời cảm ơn. Khẩu phần chỉ có cá ngừ rẻ tiền, gạo, bánh mì hoặc mì nước.

 

Sau khi hoàn thành, bộ ảnh “Cho tới khi bạn thay đổi” của Paola đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ. Thông qua bộ ảnh, cô không chỉ muốn phơi bày hiện thực đáng buồn ở Ecuador cũng như nhiều nước châu Âu, châu Phi mà còn hy vọng nhận thức, cái nhìn của người bình thường về đồng tính sẽ phần nào được cải thiện.

 

“Chữa bệnh” đồng tính ở phòng khám Ecuador.