Home » Khỏe và đẹp » Bệnh gì khiến teen luôn uể oải, mệt mỏi?

Bệnh gì khiến teen luôn uể oải, mệt mỏi?

Cảm giác mệt mỏi nhiều nhất là khi thức dậy vào buổi sáng, thường giảm về chiều, đôi khi thở gấp. Ngoài ra cháu còn bị đau mỏi vùng cổ sau gáy và cơ cầu vai 2 bên rất khó chịu. Cháu ngủ đủ giấc và ăn uống rất tốt. Xin hỏi bác sĩ tại sao cháu có những triệu chứng trên? Cháu cảm ơn. (Haile).

benh-gi-khien-teen-met-moi-li-bi

Ảnh minh họa: wikihow.

Trả lời:

Bạn chỉ mới 18 tuổi mà đã gặp những vấn đề kể trên có thể vì một số lý do sau:

Chế độ ăn

Nếu chế độ ăn uống của bạn không lành mạnh. Chẳng hạn như hấp thụ nhiều caffein, chất béo và đường sẽ khiến bạn cảm thấy toàn thân chập chạm, uể oải, bởi các chất này phá hoại quá trình trao đổi chất tự nhiên và tạo ra các chất độc hại ứ đọng trong cơ thể. Bạn có thể tham khảo thêm 9 mẹo ăn uống lành mạnh phù hợp cho mọi lứa tuổi.

Có vấn đề về tuyến giáp 

Một số người bị suy giảm chức năng tuyến giáp và quá trình trao đổi chất ngay khi còn trẻ. Tuyến giáp là bộ phận có vai trò duy trì nguồn năng lượng và sự trao đổi chất trong cơ thể. Khi tuyến giáp bị bệnh sẽ sản sinh ít hormone hơn, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và đau nhức nhiều hơn. Do vậy bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Có vấn đề về khớp và xương sống

Các triệu chứng đau nhức thường xuất hiện ở phần lưng trên và cổ, chủ yếu là do tư thế không đúng, chẳng hạn như ngồi học nhiều, ngồi không thẳng lưng, ít vận động… Tình trạng này gây ra áp lực ngày càng tăng dần làm căng cứng vùng xương sườn và vai. Theo thời gian, các áp lực tăng lên bạn sẽ gặp vấn đề về hô hấp do xương sườn không mở đủ rộng đồng nghĩa với việc bạn không hít thở đủ không khí như bình thường. Điều này sẽ dẫn đến cảm giác khó thở, hụt hơi.

Sau vài tháng giữ tư thế không đúng như trên, cơ bắp sẽ bắt đầu đau và giảm tầm vận động. Các cơn đau nhức cơ bắp này ngày càng nặng hơn nếu bạn không chỉnh sửa lại tư thế. Để biết cụ thể vấn đề mình đang gặp, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên về thần kinh cột sống để được tư vấn các biện pháp can thiệp kịp thời, tránh bệnh diễn biến xấu đi.

Đôi khi thay đổi giường nằm và để ý xem cơ thể phản ứng ra sao cũng là một giải pháp hay. Thông thường, việc đổi một chiếc giường tốt hơn hoặc cứng hơn sẽ giúp giảm hầu hết các vấn đề bạn gặp phải. Bên cạnh đó, nên tập cho mình những thói quen tốt như ngồi thẳng lưng, không ngồi lâu, vận động nhiều hơn…. Bạn có thể tham khảo thêm về các tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách và bài tập giảm đau cổ, vai gáy trên VnExpress.net

Thân ái.

Bác sĩ Paul D’Alfonso
Trung tâm chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống Maple Healthcare