Thường ta hay lầm tưởng người bệnh ốm yếu suy nhược là cứ cho dùng nấu gà ác tiềm thuốc bắc để làm canh tẩm bổ cơ thể là hợp lý.
Đồng ý là gà ác tiềm thuốc bắc là một món canh bài thuốc hay và thường được dùng để bổ khí huyết cho người bệnh.
Tuy nhiên bài canh thuốc này không phải bệnh nào cũng dùng được và có những bệnh dùng lại không tốt.
Đơn cử là chứng “Cảm nhiễm phong hàn” (cảm lạnh nặng, viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp). Khi phong hàn tà trong cơ thể chưa ra hết, đáng lý phải dùng các loại thuốc có tinh dầu để phát hãn (làm ra mồ hôi) đuổi tà khí ra ngoài cơ thể nhưng ta lại không biết, thấy bệnh nhân mệt mỏi lừ đừ nên nấu canh gà ác để tẩm bổ, lúc đó bổ thì không thấy mà thấy hại không thôi (lí do sẽ trình bày phần dưới).
Vì vậy khi muốn tẩm bổ cho người bệnh, ta nên trang bị một ít kiến thức cơ bản về sử dụng dược liệu và hiểu thêm về phương pháp “Biện Chứng Luận Trị” của Đông y mà chọn nguyên liệu phù hợp để tạo ra một món canh bồi bổ thích hợp.
Phương pháp này không phức tạp và khó hiểu, nếu bạn chịu khó đọc và hiểu hết phần trình bày dưới đây thì bạn đã sở hữu nhiều năm kinh nghiệm của môt thầy thuốc Đông y.
Phương pháp này có thể tóm tắt trong 8 chữ: HÀN – NHIỆT – HƯ – THỰC và ÔN – LƯƠNG – BỔ – TẢ
• Bệnh có tính chất thiên về lạnh nhiều thì thuộc nhóm HÀN
• Bệnh có tính chất thiên về nóng nhiều thì thuộc nhóm NHIỆT
• Bệnh đã lâu và bệnh mãn tính ta xếp vô nhóm HƯ
• Bệnh mới bị và bệnh cấp tính ta xếp vô nhóm THỰC
Từ đó ta chọn dược liệu điều trị theo nhóm như sau:
• Bệnh nhóm HÀN ta dùng thuốc có tính nóng thuộc nhóm thuốc ÔN
• Bệnh nhóm NHIỆT ta dùng thuốc có tính mát thuộc nhóm thuốc LƯƠNG
• Bệnh nhóm HƯ ta dùng thuốc có tính bồi bổ thuộc nhóm thuốc BỔ
• Bệnh nhóm THỰC ta dùng thuốc có tính công tả thuộc nhóm thuốc TẢ
Tới đây ta có thể lí giải tại sao việc cảm nhiễm phong hàn không nên dùng canh gà ác tiềm thuốc bắc. Vì bệnh thuộc THỰC CHỨNG nên ta phải dùng thuốc thuộc nhóm TẢ. Mà những vị thuốc trong canh gà ác như Thục địa, Táo đỏ, Nhãn nhục, Kỷ tử, Ngọc trúc … lại thuộc nhóm BỔ đa phần làm ảnh hưởng đến quá trình trục đuổi tà khí ra ngoài cơ thể làm kéo dài bệnh tình và đôi khi gây hại cho cơ thể.
Vì vậy chúng ta nắm chắc được nguyên lý này thì có thể an tâm chế biến đủ các loại thức ăn ngon bổ dưỡng, phù hợp với bệnh tình của người thân mà không sợ gây hại hay phản tác dụng.
Sau đây là bảng phân loại một số nguyên liệu thường dùng
NHÓM THUỘC ÔN (nóng)
- Rau củ, gia vị:
Hẹ, táo đỏ, nhãn nhục,, gừng, ớt, tiêu, hồi, quế, thảo quả, đinh hương, đậu khấu….
- Thịt, cá:
Thịt bò,cật bò, bính bò, thịt dê, cật dê, bính dê, thịt hưu,nhung hưu, tôm, hải mã, tắc kè,
- Dược liệu:
Phụ tử, Quế, Dâm dương hoắc, Can Khương (gừng khô), Hồng sâm, Sâm Triều Tiên, Hoàng kỳ, Hà thủ ô, Cam thảo chích….
NHÓM THUỘC LƯƠNG (mát)
- Rau củ, gia vị:
Bắp cải, cải trắng, giá đỗ, củ cải, bí xanh, diếp cá, ngó sen, củ sen, khổ qua, mướp, củ năng, , đậu xanh, rong biển, tảo biển, cà rốt, su hào, nấm kim châm….
- Thịt, cá:
Thịt lợn, xương sống lợn, phổi lợn, bong bóng lợn, thịt thỏ, thịt vịt, thịt ếch xanh, cá lóc, cá chép, cá mè…
- Dược liệu:
Sinh địa, Bạch quả,Ngọc trúc, Ngân nhĩ, Thạch hộc, Thái tử sâm, Tây dương sâm, La hán quả, Ý dĩ (Bo bo), Xuyên bối mẫu, Cỏ tranh, Râu bắp….
NHÓM THUỘC BỔ
- Rau củ, gia vị:
- Thịt, cá:
Thịt bò, thịt dê, thịt chó, thịt hưu, nhung hưu, tôm, cua, rùa đen, gan lợn, cật lợn, các loại rắn nói chung, Các loại cá biển, hàu, Sò mai,
- Dược liệu
Thục địa, Ba kích, Đỗ trọng, Bạch truật, Xuyên khung, Kỷ tử, Hoài sơn, Linh chi, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Hà thủ ô, Nhục thung dung, Táo đỏ,
NHÓN THUỘC TẢ
- Rau củ, gia vị:Gừng, tiêu, ớt, quế
- Thịt, cá:
- Dược liệu:
Chúc các bạn chọn được nguyên liệu phù hợp để nấu thành món canh ngon,bổ dưỡng cho người thân.
Bài viết trên mang tính chất tham khảo, Quý độc giả vui lòng tìm hiểu thêm trước khi có lựa chọn món canh thích hợp cho gia đình mình