Home » Mẹ và Bé » Chăm sóc trẻ » Trị bệnh vặt của bé bằng những phương thuốc tự nhiên

Trị bệnh vặt của bé bằng những phương thuốc tự nhiên

Tất nhiên là bạn luôn có thể gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu vấn đề sức khỏe của bé cần sự chăm sóc y tế. Nhưng nếu bạn đang đi tìm những cách điều trị nhẹ nhàng, tự nhiên mà vẫn hiệu quả, thì dưới đây chính là những gì bạn cần:

Trị bệnh vặt của bé bằng những phương thuốc tự nhiên
Trị bệnh vặt của bé bằng những phương thuốc tự nhiên

Vấn đề: Colic (Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh)

Giải pháp: Trà hoa cúc (Chamomile)

Trị bệnh vặt của bé bằng những phương thuốc tự nhiên
Trị bệnh vặt của bé bằng những phương thuốc tự nhiên

Colic, còn có tên là hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh, hay cơn đau do co thắt ở trẻ sơ sinh, (dân gian hay gọi là khóc dạ đề) là thuật ngữ dùng để mô tả hiện tượng khóc dai dẳng không nín ở một đứa trẻ khoẻ mạnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hội chứng này thông thường bắt đầu từ khi bé được 2 – 4 tuần tuổi, kéo dài cho đến khi được 3 – 4 tháng tuổi.

Việc dỗ bé nín không hề dễ dàng, đôi khi có thể khiến bố mẹ cảm thấy bất lực. Colic là một hội chứng tự phát, điều này có nghĩa là không có nguyên nhân rõ ràng cũng như không có “thuốc đặc trị”. Có giả thuyết cho rằng nguyên nhân là do đường ruột còn non yếu của bé bị co thắt gây ra những cơn đau.

Trà hoa cúc (chamomile) có tác dụng thư giãn đường ruột bị co thắt và làm bé trấn tĩnh. Nghiên cứu đã gợi ý rằng những hoạt chất trong hoa cúc tác động lên não như một thuốc an thần nhẹ, nhưng không có tác dụng phụ. Hãm trà trong 5 phút, để nguội và đổ 40 – 80ml vào bình cho bé mút.

Bằng chứng: Hoa cúc là một vị thuốc đã có từ hàng thế kỷ để trị chứng khóc dạ đề của trẻ, và nghiên cứu gần đây đã chứng minh hiệu quả của nó. Một nghiên cứu ở Italia trên các bé bú mẹ bị colic cho thấy thời gian khóc giảm 855 ở những bé được uống trà hoa cúc.

Luôn nhớ: Trong một số rất ít các trường hợp trẻ 6 tháng tuổi hoặc lớn hơn có thể bị mẫn cảm với cỏ phấn hương (một loại cây tương tự chamomile) và có thể bị dị ứng với trà hoa cúc. Nếu thấy bé bị phát ban thì đừng cho bé uống nữa.

Vấn đề: Đường huyết cao

Giải pháp: Quế

Quế có một hoạt chất tác động trực tiếp lên tế bào để cho phép đường đi vào trong tế bào và nhờ đó làm giảm lượng đường trong máu. Nhưng vì nghiên cứu trong lĩnh vực này còn khá mới, nên các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu xem chính xác thì quế làm giảm đường máu như thế nào.

Bằng chứng: Nghiên cứu trên người lớn cho thấy quế có thể giúp hạ đường huyết khi thêm vào thức ăn hoặc đồ uống. Trong một nghiên cứu trên người bị tiểu đường týp 2, nồng độ đường huyết giảm đáng kể khi họ ăn khoảng một nửa đến 2,5 thìa cà phê bột quế mỗi ngày.

Luôn nhớ: Thêm quế vào bữa ăn của trẻ chỉ là để bổ sung – chứ không phải thay thế – cho những thay đổi lối sống. Một ý hay: thêm quế và giảm đường trong món ăn, hoặc rắc bột quế lên ngũ cốc.

Vấn đề: Trào ngược

Giải pháp: Kẹo cao su

Trị bệnh vặt của bé bằng những phương thuốc tự nhiên
Trị bệnh vặt của bé bằng những phương thuốc tự nhiên

Việc nhai kẹo cao su sẽ kích thích tiết nước bọt, giúp trung hòa a xít dạ dày và làm bé hay nuốt hơn. Điều này có thể đẩy thức ăn đi xuống tốt hơn, làm giảm nguy cơ trào ngược. Tuy trào ngược hay gặp hơn ở trẻ nhỏ, song nhiều trẻ lớn cũng đôi khi bị ợ nóng (Những bé thừa cân có nguy cơ bị trào ngược cao hơn những bé khác).

Bằng chứng: Một nghiên cứu của Anh thấy rằng việc nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn có thể làm giảm a xít trong thực quản và giảm trào ngược. Kẹo cao su an toàn cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.

Luôn nhớ Việc nhai kẹo cao su không đường còn tốt cho răng: tăng tiết nước bọt giúp làm sạch răng và giảm các a xít gây mảng bám trên răng.

Vấn đề: Bỏng nắng

Giải pháp: Nha đam (Lô hội)

Trị bệnh vặt của bé bằng những phương thuốc tự nhiên
Trị bệnh vặt của bé bằng những phương thuốc tự nhiên

Các hợp chất trong lá nha đam đẩy nhanh quá trình liền vết thương nhờ đưa máu mới nhiều ô xi đến các mao mạch nuôi dưỡng da. Điều này giúp cơ thể bé “sửa chữa” da bị bỏng nắng nhanh hơn.

Nha đam cũng có tác dụng như một chất giữ ẩm, mà mọi loại vết thương trên da (bao gồm cả vết bỏng) đều cần được giữ ẩm để nhanh liền.

Bằng chứng: Trong một nghiên cứu công bố trên tờ Burns, nha đam làm thời gian liền da giảm gần 9 ngày ở vết bỏng độ 1 và độ 2.

Luôn nhớ: Nồng độ cao nhất thường có trong gel nha đam, được bán ở hầu hết các nhà thuốc. (Kem giữ ẩm nha đam chứa lượng ít hơn nhiều). Bạn cũng có thể trồng sẵn cây ở nhà, cắt lấy một lá, tước bỏ phần xơ bên ngoài và vắt lấy nước.

Vấn đề: Kích ứng dạ dày

Giải pháp: Gừng

Trị bệnh vặt của bé bằng những phương thuốc tự nhiên
Trị bệnh vặt của bé bằng những phương thuốc tự nhiên

Gừng có đặc tính chống co thắt, giúp bình ổn những cơn co thắt cơ trong bụng gây buồn nôn. Đây là phương thuốc rất tốt để trị buồn nôn và kích ứng dạ dày do nhiều nguyên nhân.

Bằng chứng: Trong nghiên cứu trên người lớn có tiền sử say xe, những người uống một viên nang chứa 1.000mg gừng trước khi trải qua tình trạng giống với tình trạng xe chạy giảm buồn nôn được đáng kể so với bình thường. Mặc dù đây là nghiên cứu trên người lớn, song kết quả cũng có thể áp dụng cho trẻ em.

Luôn nhớ: Nước ngọt vị gừng bán sẵn chứa rất ít gừng thực sự, vì thế hãy cho bé uống trà gừng trước khi lên xe khoảng 30 phút: Cho một thìa cà phê gừng tươi giã nát với khoảng 150ml nước sôi và để hãm trong 5 phút. Cho bé uống nóng hoặc lạnh, có thể cho thêm chút mật ong nếu muốn ngọt.

 Vấn đề: Viêm mũi dị ứng

Giải pháp: Táo

Quercetin, một flavonoid có trong táo, ức chế cơ thể giải phóng histamin, chất gây dị ứng làm tăng tiết chất nhày, gây hắt hơi và chảy nước mắt. Thêm những thực phẩm chứa quercetin vào bữa ăn của trẻ có thể giúp triệu chứng nhẹ đi và không kéo dài.

Bằng chứng Trong một nghiên cứu trên tờ Journal of Allergy and Clinical Immunology, quercetin (ở dạng chế phẩm bổ sung) hiệu quả hơn thuốc kháng histamine kê đơn.

Luôn nhớ: Mặc dù quercetin có ở dạng chế phẩm bổ sung, nhưng phần lớn các bác sĩ khuyên nên cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa chất này (như quả việt quất, quả mâm xôi, và hành) vì chúng chứa nhiều chất chống ô xi hóa và chất dinh dưỡng không có trong các chế phẩm bổ sung.

Vấn đề: Ho

Giải pháp: Mật ong

Trị bệnh vặt của bé bằng những phương thuốc tự nhiên
Trị bệnh vặt của bé bằng những phương thuốc tự nhiên

Mật ong làm dịu niêm mạc đang bị kích ứng nhờ tạo một lớp phủ nên bề mặt họng, khiến bé đỡ đau hơn khi nuốt. Mật ong cũng chứa những chất chống ô xi hóa và chất kháng khuẩn giúp chống lại bệnh.

Bằng chứng: Trường Đại học Penn State đã nghiên cứu hơn 100 trẻ từ 2 tuổi trở lên, kết quả cho thấy việc uống 1 thìa mật ong trước khi đi ngủ 30 phút làm dịu ho tốt hơn si rô ho thông thường hoặc không điều trị gì. Cha mẹ các bé cũng đánh giá cao mật ong hơn si rô ho về công dụng giẩm tần số và mức đọ nặng của cơn ho, cũng như giúp bé dễ ngủ hơn.

Luôn nhớ: Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong vì hệ miễn dịch còn non yếu của bé có thể không chống lại được vi khuẩn có trong một số loại mật ong.

Vấn đề: Tiêu chảy

Giải pháp: Lợi khuẩn

Lợi khuẩn (probiotics) là những vi khuẩn tốt có trong sữa chua, buttermilk, một số thực phẩm và đồ uống từ đậu nành, và chế phẩm bổ sung (men tiêu hóa). Chúng giúp trị tiêu chảy do dùng kháng sinh nhờ bổ sung cho lực lượng vi khuẩn tốt trong ruột đã bị kháng sinh tiêu diệt. Đối với tiêu chảy do nhiễm trùng, vi khuẩn tốt trong probiotics có thể cạnh tranh với những vi khuẩn xấu ở đường tiêu hóa hoặc tiêu diệt những vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Bằng chứng: Trong một tổng quan nghiên cứu đăng trên tờ Journal of Clinical Gastroenterology, lợi khuẩn đã được chứng minh là có ích trong điều trị tiêu chảy do kháng sinh cũng như tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ em.

Luôn nhớ: Chủng lợi khuẩn Lactobacillus reuteri, hay L. reuteri, tỏ ra là vi khuẩn hiệu quả nhất trong điều trị tiêu chảy. Đây cũng là vi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất trong tất cả các sản phẩm lợi khuẩn. Do đó hãy tìm tên của vi khuẩn này trên nhãn sữa chua.

Những “phương thuốc” không nên dùng

Mướp đắng để phòng hoặc điều trị tiểu đường týp 2: Loại quả này có thể gây độc ở trẻ em.

Valerian (Nữ lang) trị mất ngủ và lo âu: Đặc tính an thần của cây thuốc này quá mạnh đối với hầu hết trẻ em.

Cam thảo trị ho và viêm họng: Sử dụng quá nhiều có thể gây rối loạn nhịp tim.

Bạc hà trị buồn nôn: Nếu trẻ bị trào ngược, tinh dầu bạc hà trong viên nang hoặc ở dạng dung dịch có thể khiến tình trạng buồn nôn càng thêm trầm trọng.

Senna (Phan tả diệp) trị táo bón: Loại thảo dược này có thể gây tiêu chảy, mất nước và những vấn đề về tim ở trẻ em.

Kava (Tất bạt) trị tăng động và rối loạn giấc ngủ: Loại thảo dược này có thể gây suy gan.

Theo Dantri