Home » Mẹ và Bé » Trẻ hay đi t.i.ể.u lắt nhắt, t.i.ể.u nhiều lần có phải dấu hiệu bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Trẻ hay đi t.i.ể.u lắt nhắt, t.i.ể.u nhiều lần có phải dấu hiệu bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Trẻ đi t.i.ể.u nhiều lần trong ngày hay còn gọi là t.i.ể.u dắt khiến các bậc phụ huynh khá hoang mang, lo lắng. Tình trạng này thường được các bác sĩ chuẩn đoán do viêm đường t.i.ế.t n.i.ệ.u và sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, thực tế có phải vậy không? Nguyên nhân xảy ra tình trạng bé hay t.i.ể.u dắt là do đâu và xử trí như thế nào, mời các bạn theo dõi bài viết sau.

Trẻ em thông thường mỗi ngày sẽ đi t.i.ể.u từ 8-10 lần, lượng nước t.i.ể.u mất đi khoảng 500-600ml. Thông thường lượng nước nạp vào sẽ cân đối với lượng nước thải ra, qua việc uống nước hoặc qua thức ăn. Trẻ đi t.i.ể.u nhiều lần, lượng nước t.i.ể.u trong mỗi lần đi ít có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đặc biệt là trong những trường hợp trẻ có các triệu chứng đi kèm như đái buốt.

tre-di-tieu-nhieu-1

Trẻ đi t.i.ể.u lắt nhắt, t.i.ể.u nhiều lần là do sinh lý hay bệnh lý

Theo thạc sĩ Lê Anh Dũng, khoa Ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương, ở trẻ em,t.i.ể.u tiện xuất hiện tự nhiên như một phản xạ của tủy sống. Lượng nước t.i.ể.u tích tụ tăng lên sẽ làm giãn bàng quang và kích thích các dây thần kinh làmco bóp các cơ của bàng quang. Do dung tích bàng quang còn bé nên trẻ thường đi t.i.ể.u nhiều lần. Trong năm đầu, trẻ đi t.i.ể.u khoảng 20 lần trong vòng 24giờ. Sau đó, số lần t.i.ể.u tiện giảm xuống, còn khoảng 11 lần vào cuối năm thứ ba.

Đến khoảng bốn tuổi thì hầu hết trẻ em mới có kiểu kiểm soát nước t.i.ể.u như ởngười lớn. Như vậy, trẻ dưới bốn tuổi đi t.i.ể.u nhiều lần nhưng không có triệuchứng gì khác thường thì cha mẹ không phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ đit.i.ể.u lắt nhắt kèm theo các triệu chứng như sốt cao, rét run, nước t.i.ể.u đụcthì đó là do nguyên nhân bệnh lý. Trường hợp này có thể trẻ đã bị nhiễmtrùng tiết niệu.

Bác sĩ Hồng cũng cho biết,ngoại trừ nguyên nhân tâm lý là có một số trẻ khi đi mẫu giáo thường lấy lýdo xin đi vệ sinh để được ra ngoài, không phải ngồi im trong lớp thì t.i.ể.u lắt nhắt có thể là do bé bị hẹp bao quy đầu hoặc viêm đường tiết niệu.Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng t.i.ể.u lắt nhắt ở bé trai là chít hẹp bao quy đầu (khoảng 70% đến 80%). Còn với các bé gái, nguyên nhân thường là viêm đường tiết niệu. Do ở bé gái niệu đạo ngắn, gần hậu môn nên nếu vệ sinh không tốt, rất dễ gây ra viêm đường tiết niệu.

Trẻ đi t.i.ể.u nhiều lần, lắt nhắt là do nguyên nhân gì

 

Đối với các triệu chứng mà trẻ mắc phải như trên thường có thể do các nguyên nhân sau:

– Viêm nhiễm đường tiết niệu: có thể gặp như viêm niệu đạo, niệu quản, bàng quang hoặc viêm thận cấp.

– Trẻ bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục ngoài do việc vệ sinh kém gây viêm âm hộ âm đạo ở trẻ nữ, viêm đầu dương vật, hoặc chít hẹp bao quy đầu ở trẻ trai.

– Trẻ sau sốt, tiêu chảy, hoặc trẻ mất quá nhiều mồ hôi do nghịch, uống ít nước…

Trẻ t.i.ể.u dắt, t.i.ể.u són, khi đi t.i.ể.u có thể gặp tình trạng đau, căng phồng ở bao quy đầu, đầu lỗ niệu đạo có cảm giác rát buốt … Tình trạng này kéo dài sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển bộ phận sinh dục của trẻ.

Các bác sỹ khuyến cáo rằng cha mẹ khi thấy trẻ xuất hiện tình trạng đi t.i.ể.u nhiều lần, lắt nhắt cần tiến hành thăm khám sớm để xác định chính xác tình trạng bệnh. Từ đó để có phương pháp điều trị kịp thời.

Đối với tình trạng viêm nhiễm các bác sỹ sẽ căn cứ vào tình trạng viêm để áp dụng phác đồ điều trị đặc biệt. Đối với trường hợp trẻ trai bị hẹp bao quy đầu các bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp điều trị bằng việc cắt bao quy đầu. Quá trình cắt bao quy đầu diễn ra khá nhanh chóng với thời gian phục hồi nhanh, vết cắt đẹp, thẩm mỹ. Đặc biệt, việc cắt bao quy đầu giúp giảm tối đa tình trạng viêm nhiễm cũng như giúp cho các bé trai phát triển bộ phận sinh dục toàn diện.

Chú ý khi trẻ có biểu hiện bất thường

Theo bác sĩ Hồng, cha mẹ nên chú ý các biểu hiện bất thường của trẻ như t.i.ể.ukhông hết bãi, t.i.ể.u khó, phải rặn khi đi t.i.ể.u… để đưa đến gặp các bác sĩ chuyên khoa xem có phải do nguyên nhân bệnh lý không và có cách điều trị.

Bác sĩ Hồng cũng khuyến cáo, với những trẻ bị hẹp bao quy đầu, một vài trẻ khi lớn lên có thể tự giãn ra một phần nhưng phần lớn là cần phải có tác động nong rộng của các bác sĩ chuyên khoa. Việc nong rộng bao quy đầu cần thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là từ 5 đến 12 tháng tuổi. Nếu để muộn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Đặc biệt, từ ba tuổi trở lên, bao quy đầu đã xơ cứng, độ giãn giảm đi, việc bóc tách sẽ trở nên phức tạp, có thể gây chảy máu.

Ngoài ra, nếu thấy con đi t.i.ể.u vặt bất thường kèm theo dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu mà sử dụng kháng sinh không tác dụng hoặc các dấu hiệu vẫn tái đi tái lại, cần nghĩ ngay đến nguyên nhân hẹp bao quy đầu. Bởi khi bao quy đầu chưa được nong rộng, nước t.i.ể.u không thoát ra hết chính là nguyên nhân gâyra tình trạng nhiễm trùng tái diễn.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, với những trẻ đái dắt, tốt nhất là đưa đi khám ởcác cơ sở chuyên khoa để xác định do yếu tố tâm lý hay bệnh lý. Bên cạnh đó,cần vệ sinh và luyện cho trẻ thói quen vệ sinh, tẩy giun thường xuyên vì trẻđi mẫu giáo rất hay tái nhiễm giun kim, khi trẻ gãi, có thể gây viêm nhiễm.

tre-di-tieu-nhieu-2

Bé hay đi t.i.ể.u lắt nhắt là dấu hiệu bệnh gì?

Cậu hỏi : Con trai tôi được năm tuổi. Khoảng ba tuần nay cháu hay đi t.i.ể.u lắt nhắt. Trong một tiếng đồng hồ, bé đi t.i.ể.u nhiều lần, nhưng mỗi lần lượng nước t.i.ể.u rất ít. Bé không sốt, nước t.i.ể.u trong.
Tôi đã đưa bé khi khám và điều trị nhiều nơi với chẩn đoán nhiễm trùng t.i.ể.u và dùng kháng sinh dài ngày, nhưng vẫn không thuyên giảm. Hiện tượng này chỉ xảy ra vào ban ngày, khi bé ngủ thì không thấy gì. Xin bác sĩ cho biết bé mắc bệnh gì? Nguyên nhân? Cách điều trị? Mẹ bé N.H.T. (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)

Trả lời bởi: Ths.Bs. Phạm Ngọc Thạch – Khoa Thận Niệu:

Theo miêu tả của chị, rất có khả năng bé bị rối loạn nhu động bàng quang. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, dưới năm tuổi, do các hoạt động về thần kinh của bàng quang chưa thực sự hoàn chỉnh, dẫn tới bé hay có những đợt đi t.i.ể.u lắt nhắt. Đây không phải là nhiễm trùng t.i.ể.u, vì bé t.i.ể.u trong và không sốt; tuy nhiên, chị nên đưa bé đi khám, làm xét nghiệm nước t.i.ể.u và siêu âm kiểm tra. Bệnh này rất thường bị chẩn đoán nhầm với nhiễm trùng t.i.ể.u nên dùng kháng sinh hay kháng viêm, đều không có tác dụng. Nếu như đã có chẩn đoán chính xác là bệnh rối loạn nhu động bàng quang, việc điều trị rất đơn giản: vệ sinh sạch sẽ vùng sinh dục mỗi ngày, cho bé uống nhiều nước và sử dụng thuốc thuộc nhóm oxybutynine. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng có tác dụng phụ gây đỏ mặt và sốt. Do vậy, tốt nhất là chị nên đưa bé đi khám để có chẩn đoán chính xác và điều trị đúng.

tre-di-tieu-nhieu-3

Trẻ đi t.i.ể.u nhiều lần có gây hại gì không?

Hỏi: Con tôi nay đã 6 tuổi, nhưng rất nhẹ cân chỉ 13 kg, nay cháu lại mắc thêm bệnh đi t.i.ể.u nhiều. Đã hơn 1 tháng nay, mỗi ngày cháu đi khoảng 30 lần, có khi hơn, nhưng lại không gắt. Điều đó làm cho tôi rất lo lắng, tôi đã đưa cháu đến nhiều bệnh viện để khám nhưng qua quá trình xét nghiệm thì cháu không bị gì cả, vậy tình trạng đó cứ kéo dài có gây hại gì đến sức khỏe của cháu không? Nếu gây hại thì có phương pháp nào để điều trị không? Xin cho tôi lời giải đáp! (Võ Thị Thử)

Trả lời:

Trẻ t.i.ể.u nhiều lần trong ngày có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu trẻ uống nhiều nước, đặc biệt lúc trời lạnh, thì có thể t.i.ể.u nhiều lần. t.i.ể.u nhiều cũng có thể là biểu hiện của nhiễm trùng t.i.ể.u, đái tháo nhạt, t.i.ể.u đường…

t.i.ể.u nhiều lần gọi là bệnh lý khi:

– t.i.ể.u nhiều là triệu chứng thường gặp trong các bệnh như: nhiễm trùng t.i.ể.u (thường có các rối loạn đi t.i.ể.u kèm theo: t.i.ể.u đau, buốt, nước t.i.ể.u đục, có máu…), hội chứng bàng quang kích thích, bệnh t.i.ể.u đường, u, bướu đường niệu, dị tật bẩm sinh hệ niệu, bệnh thần kinh bàng quang, suy thận mãn tính…

– Có các triệu chứng rối loạn đi t.i.ể.u kèm theo hay có kèm thay đổi màu sắc hoặc độ đục trong của nước t.i.ể.u.

– t.i.ể.u nhiều lần cả ngày lẫn đêm mà không liên quan có uống nước hay không.

– Có các thay đổi thể trạng kèm theo: sụt cân, mệt mỏi…

Như vậy nguyên nhân của t.i.ể.u nhiều lần có bệnh lý rất phức tạp và đa dạng, do đó chúng tôi khuyên bạn nên đưa cháu đến khám chuyên khoa Niệu để làm xét nghiệm nước t.i.ể.u, đường máu … để được các bác sĩ xác định chẩn đoán. Bạn nên cho cháu đến bệnh viện chuyên khoa nhi để được khám xác định nguyên nhân sớm.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Trẻ t.i.ể.u nhiều là bất thường tiết niệu?

Một độc giả tâm sự: “Con trai em hiện nay đã hơn 2 tuổi và em mới cho đi mẫu giáo. Từ lúc sinh ra đến giờ bé phát triển tốt, nghịch ngợm, ăn uống, ngủ bình thường và gần như chưa từng ốm nặng hay sốt cao bao giờ. Không hiểu sao bé thường hay đi t.i.ể.u rất nhiều lần trong ngày và đêm. Ban ngày thì cứ chừng 10-15 phút lại đòi ‘hái hoa’ một lần còn đêm cháu đi t.i.ể.u tới 3-4 lần, mỗi lần khá nhiều nước.

Chập tối cháu ăn cháo và gần lúc đi ngủ (khoảng 21h hoặc hơn) thì uống sữa. Các mẹ ơi, có mẹ nào từng rơi vào trường hợp giống em hoặc có cách chữa trị nào hay mách em với. Con trai em bị thế liệu có phải là dấu hiệu bệnh gì không? Hay là bé chỉ bị yếu thận thôi ạ?”

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Thúy (Trưởng khoa Thận – Tiết Niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2) cho biết: “Với trẻ 2 tuổi mà đi t.i.ể.u 15-20 phút/lần là quá nhiều. Ở độ tuổi đó trẻ chỉ đi khoảng 2 tiếng/lần tức mỗi ngày khoảng 10 lần. Việc đi t.i.ể.u 15-20 phút/lần là dấu hiệu cho thấy sự bất thường ở đường tiết niệu của trẻ”.

Theo bác sĩ Thúy, việc cần làm là phụ huynh đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kỹ lưỡng. Tuy nhiên, với dấu hiệu đi t.i.ể.u nhiều như vậy đã cho thấy sự bất thường ở đường tiết niệu của trẻ.

“Việc trẻ đi t.i.ể.u nhiều như vậy, tạm thời dự đoán có thể đơn giản là bị nhiễm trùng đường t.i.ể.u. Những bất thường đường t.i.ể.u đã kích thích trẻ đi t.i.ể.u nhiều. Vì vậy, cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa”, bác sĩ Thúy nhấn mạnh.

Ngoài triệu chứng đi t.i.ể.u nhiều cần đi khám, phụ huynh cũng nên quan sát thêm một số triệu chứng đi kèm để nhận diện như sốt, quấy khóc, t.i.ể.u đau, nước t.i.ể.u đục hay có máu không.

Ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ, phụ huynh cần chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ. Bác sĩ Diễm Thúy khuyên: “Khi tắm cho trẻ, phụ huynh vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài. Không nên quấn tã, đóng bỉm suốt cả ngày mà cứ 3-4 tiếng cần vệ sinh, thay cho trẻ. Sau khi trẻ đi t.i.ể.u, lý tưởng nhất vẫn là rửa bộ phận sinh dục và lau khô rồi mới đóng bỉm hay quấn tã cho trẻ”.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ tiết niệu khác, về thói quen ăn uống, nhiều phụ huynh bồi dưỡng bằng cách cho con ăn chất đạm quá nhiều nhưng thận của bé dưới 6 tháng tuổi không lọc được hết chất đạm. Lượng chất đạm đưa vào cơ thể cần phù hợp với lứa tuổi. Ngoài ra, không nên cho trẻ ăn quá mặn ảnh hưởng đến thận. Thêm nữa, cần cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vì có những loại thuốc gây hại cho thận.

Dấu hiệu của các bệnh liên quan đến thận khi rõ ràng là đã vào giai đoạn muộn. Còn dấu hiệu sớm có chăng chỉ là chậm tăng cân, xanh xao, nôn ói… nhưng nhiều phụ huynh thường bỏ qua những dấu hiệu sớm này và thường đưa đến các chuyên khoa khác để thăm khám, chứ không nghĩ đó là bệnh liên quan đến thận.

Xem thêm: 5 công dụng của máy hút sữa cho mẹ và bé