Home » Khỏe và đẹp » 6 nỗi lo sức khỏe ở tuổi già

6 nỗi lo sức khỏe ở tuổi già

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Trí – Chủ tịch Hội Lão khoa TP HCM cho biết, càng lớn tuổi, các bộ phận trong cơ thể suy yếu, tạo điều kiện cho nhiều tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển thành bệnh một cách dễ dàng.

Việt Nam là một trong những quốc gia lão hóa nhanh nhất thế giới theo Liên Hiệp Quốc. Số liệu Bộ Y tế cũng cho thấy, dân số trên 60 tuổi sẽ tăng lên 18,3% vào năm 2030, gấp đôi hiện nay. Tuổi cao, sức khỏe giảm là điều tất yếu. Song nếu tìm hiểu, làm chậm lại 6 nguy cơ sức khỏe dưới đây, bạn vẫn có thể sống vui khỏe khi về già.

Hệ miễn dịch

Suy giảm hệ miễn dịch là nguyên nhân chính khiến người cao tuổi dễ nhiễm trùng, thường gặp nhất là nhiễm trùng phổi. Quá trình lão hóa làm tế bào kháng nguyên T mất dần theo tuổi tác. Sự sản sinh tế bào T chậm lại do suy giảm chức năng tuyến ức, hoặc tủy xương ngưng sản sinh các tế bào gốc tạo ra tế bào miễn dịch.

Hệ tim mạch

Theo thời gian, hệ tim mạch sẽ suy giảm khả năng đàn hồi của cơ tim, mạch máu, rối loạn chuyển hóa. Cơ thể suy nhược, tâm trí căng thẳng, môi trường ô nhiễm… cũng góp phần phá hủy tế bào, thay đổi chức năng sinh lý các cơ quan, làm tăng hoặc giảm nhịp tim, ảnh hưởng tới sự co giãn bình thường của cơ tim và mạch máu. Bởi vậy, người cao tuổi thường phải đối mặt với những biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh van tim, loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ…

Hệ hô hấp

Người cao tuổi ước mong cuộc sống vui khỏe khi về già.

Người cao tuổi ước mong cuộc sống vui khỏe khi về già.

Khi về già, hình dạng của lồng ngực biến đổi khá nhiều. Khả năng hấp thụ oxy và máu động mạch của cơ thể giảm, dẫn đến tình trạng thiếu oxy tổ chức. Nếu không gìn giữ cơ quan trọng yếu này, người già dễ viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…

Hệ tiêu hóa

Hệ miễn dịch suy giảm kéo theo một loạt cơ quan khác trục trặc, dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây rối loạn hệ tiêu hóa, viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng. Viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản, viêm đại tràng mạn tính… cũng là những bệnh thường gặp nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn. 

Chức năng của các cơ quan yếu dần, cường độ trao đổi chất cũng giảm, gây thiếu hụt dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể. Người già lại ăn uống khó khăn do giảm dịch vị đường ruột, mất răng, yếu mệt… Trong khi đó, hệ tiêu hóa với hơn 100 triệu nơron thần kinh đóng góp 70-80% vào sức đề kháng và 100% năng lượng nuôi sống toàn bộ cơ thể. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, là tiền đề gây ra nhiều bệnh tật ở người cao tuổi.

Hệ thần kinh

Càng già, bạn càng kém minh mẫn. Sau 50 tuổi, mỗi ngày có khoảng 10.000 nơron thần kinh lão hóa dẫn đến hội chứng suy giảm trí nhớ. Lão hóa là căn nguyên khiến hệ thần kinh và quá trình dẫn truyền xung động thần kinh suy giảm hoạt động. Nhẹ thì rối loạn giấc ngủ, dễ cáu gắt và xúc động, nhạy cảm với thay đổi của thời tiết và môi trường xung quanh, giác quan không còn tinh tế (nhạt miệng, nặng tai…). Nặng hơn là chứng trầm cảm, rối loạn trí nhớ và khả năng nhận thức, thậm chí mất trí nhớ, teo não dẫn đến tử vong.

Hệ cơ xương khớp

Sau 40 tuổi, cơ thể giảm khoảng 1% khối cơ mỗi năm, lúc đầu là giảm khối cơ, sau là sức cơ, gây ra hiện tượng đuối sức khi làm việc. Quá trình phân hủy cấu trúc xương cũ diễn ra mạnh hơn quá trình tạo mô xương mới. Mỗi năm, cơ thể giảm 0,5-2% xương xốp và 1% xương chắc. Các khớp cũng chai sạn, kém đàn hồi và không còn linh hoạt như tuổi đôi mươi.

Bộ máy vận động trở nên rệu rã khi về già, dễ tổn thương và khó chống cự lại các yếu tố gây hại bên ngoài (chấn thương, tai nạn, bệnh tật). Không lạ khi chứng thoái hóa khớp, loãng xương, đau cột sống thắt lưng, gút, ung thư xương… viếng thăm và có xu hướng tăng nặng ở người cao tuổi.

Phó giáo sư Trí cho biết: “Những người có chế độ dinh dưỡng kém, không hợp lý, thì tiến trình bệnh phát triển càng nhanh. Cung cấp đúng và đầy dủ dưỡng chất giúp kéo dài tuổi thọ, độ dẻo dai của các cơ quan trong cơ thể là một trong những biện pháp quan trọng kìm hãm quá trình lão hóa diễn ra quá nhanh”.

6-noi-lo-suc-khoe-o-tuoi-gia-1

Người trên 50 tuổi, người hay mệt mỏi, ốm yếu hoặc đang phục hồi sau bệnh, nên bổ sung 2 ly sữa có thành phần phù hợp mỗi ngày.

Ngoài dinh dưỡng, người cao tuổi cần luyện tập thể dục thể thao đều đặn như đi bộ 5 ngày mỗi tuần, 30 phút mỗi ngày. Những hoạt động xã hội như hội đoàn từ thiện, hội người cao tuổi… cũng giúp duy trì đời sống tinh thần vui vẻ, trí tuệ minh mẫn, tinh thần lạc quan, sảng khoái để cơ thể gia tăng miễn dịch và đề kháng.

An San

6-noi-lo-suc-khoe-o-tuoi-gia-2

Nutren Optimum là giải pháp dinh dưỡng dành cho người lớn tuổi, giúp hồi phục và tăng cường sức đề kháng. Sản phẩm chứa lợi khuẩn probiotics, prebiotics, đạm whey, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cùng hỗn hợp chất béo tốt giúp cải thiện dinh dưỡng hiệu quả sau 6 tuần, 2 ly mỗi ngày. Sản phẩm của Tập đoàn Nestlé, nhập khẩu trực tiếp từ Thụy Sỹ.