Home » Khỏe và đẹp » Bác sĩ bày sáu cách giúp cả nhà phòng cúm

Bác sĩ bày sáu cách giúp cả nhà phòng cúm

Khảo sát mới đây trên 500 độc giả VnExpress cho thấy, trung bình mỗi người mắc cúm 2,5 lần một năm, có đến 45% người bị ít nhất 3 lần. Thời điểm nhiễm bệnh rải rác quanh năm, nhiều vào tháng 7-12.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Anh Tuấn – Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1, dịch cúm tại các nước ôn đới xảy ra chủ yếu vào mùa đông. Song ở các khu vực nhiệt đới như Việt Nam, bệnh có thể gặp suốt 12 tháng. Hàng năm ghi nhận khoảng 1,5-1,8 triệu trường hợp mắc cúm, nguyên nhân chủ yếu do virus cúm A (H3N2, H1N1) và B.

Tháng 7 đến tháng 12 là thời điểm dễ mắc cúm nhất trong năm. Ảnh: istock.

Tháng 7-12 là thời điểm dễ mắc cúm nhất trong năm. Ảnh: Istock

Bệnh cúm dễ lây, thuộc nhóm B trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh nhân thường sốt cao, đau đầu, đau họng, đau cơ, ho, sổ mũi, mệt mỏi. Cúm tự khỏi sau 2-7 ngày, song có thể xâm nhập gây biến chứng viêm tai, phế quản, phổi, não ở trẻ em và người lớn miễn dịch kém.

Hiện thuốc kháng virus đặc hiệu được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh nặng, nhằm giảm triệu chứng. Để phòng ngừa, 39% người tham gia khảo sát cho rằng luyện tập thể dục, thể thao là cách tốt nhất. 17-18% chọn cách ăn thêm rau quả, rửa tay sạch sẽ hàng ngày. Đặc biệt, cứ 4 độc giả thì có một người cho rằng, nên bổ sung lợi khuẩn đường ruột để tăng cường đề kháng, chống virus cúm xâm nhập.

Theo bác sĩ Tuấn, cả 4 cách trên đều đơn giản, ít tốn kém giúp phòng ngừa, giảm nguy cơ mắc cúm hiệu quả. Ngoài ra, có thể tiêm vắcxin cúm cho người nguy cơ cao (trẻ em, phụ nữ có thai, người cao tuổi); súc miệng nước muối hàng ngày, nhỏ mắt mũi, giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, cách ly với người mang bệnh.

Cúm khiến người bệnh tăng thân nhiệt, đau đầu, đau họng, đau cơ, ho, sổ mũi, mệt mỏi. Ảnh: Istock

Cúm khiến người bệnh tăng thân nhiệt, đau đầu, đau họng, đau cơ, ho, sổ mũi, mệt mỏi. Ảnh: Istock

Với Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn – Tổng thư ký Chi hội Tiêu hoá Gan mật Dinh dưỡng Nhi Việt Nam, phòng cúm hiệu quả nhất nên bắt đầu từ đường ruột – nơi tập trung phần lớn tế bào miễn dịch trong cơ thể. Ông gọi đường ruột là “não bộ thứ hai” của con người. Thời kỳ phôi thai, một phần biểu mô đường tiêu hóa trở thành hệ thần kinh trung ương (CNS), phần còn lại phát triển thành hệ thần kinh ruột (ENS). Ruột chứa hơn 100 triệu nơron thần kinh, làm việc ngay cả khi không liên hệ được với não bộ và tủy sống.

Bác sĩ Anh Tuấn cũng giải thích thêm, gần 70 – 80% các tế bào miễn dịch được đào tạo và cư trú tại đường ruột. Tại đây, còn chứa 100.000 tỷ vi khuẩn, gấp 10 lần số tế bào trong cơ thể với phần lớn là các lợi khuẩn. Trong đó, các lợi khuẩn sẽ sản sinh kháng thể IgA; tăng số lượng và chức năng các tế bào miễn dịch; tạo màng chắn ngăn cản vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập trên bề mặt niêm mạc ruột. Vì thế, việc bổ sung lợi khuẩn đường tiêu hóa sẽ giúp tăng cường đề kháng, phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. Cũng theo chia sẻ của bác sĩ Tuấn thì đây là cách phòng ngừa cảm cúm đơn giản, cả gia đình dễ dàng thực hiện.

Gần đây, Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện trên 240 trẻ 2-5 tuổi (8/2015 đến 2/2016) ở Hải Dương đã chứng minh, bổ sung sữa chua uống men sống chứa chủng men Probiotics Chr.Hansen L.Casei 431 TM giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc và số ngày bị cúm.

[Caption]

Nghiên cứu bổ sung sữa chua uống men sống Vinamilk Probi giúp giảm lỷ lệ mắc cúm ở trẻ.

An San