Bệnh nhi nhập viện ngày 8/3, sức ép lớn của vụ nổ khiến phổi tổn thương nặng. Các bác sĩ phải đặt nội khí quản hỗ trợ giúp bé thở, khâu vết thương, may mắn tình trạng tri giác không bị ảnh hưởng. Hiện bé gái được tiếp tục chăm sóc các thương tổn đi kèm.
Bác sĩ khuyến cáo dù Tết đã qua nhưng nguy cơ tai nạn từ đạn pháo vẫn luôn tiềm ẩn. Phụ huynh cần cảnh giác để tránh các trường hợp tổn thương không đáng có.
Tết năm 2018, nạn nhân của pháo tăng gấp rưỡi năm ngoái. Báo cáo của Bộ Y tế từ ngày 14/2 đến 17/2 cả nước có 190 người vào viện khám, cấp cứu do pháo nổ. Trong số này 106 trường hợp đã xác minh danh tính, địa chỉ cụ thể, tăng 67 ca so với Tết 2017, không có người tử vong. Ngoài ra có 53 trường hợp nhập viện do chất nổ khác, tăng 27 bệnh nhân so cùng kỳ năm ngoái.
Từ năm 1995, Việt Nam cấm đốt pháo nhưng hầu như năm nào cũng có tiếng pháo nổ. Những tai nạn thương tâm vì pháo trong dịp Tết vẫn xuất hiện và có chiều hướng gia tăng. Trong 7 ngày Tết năm 2017 có 150 ca tai nạn do pháo nổ, Tết năm 2016 là 86, Tết 2015 có 55, Tết năm 2014 chỉ có 34 ca.