Home » Khỏe và đẹp » Cách đơn giản nhận biết người đột quỵ cần cấp cứu

Cách đơn giản nhận biết người đột quỵ cần cấp cứu

Mùa nắng nóng, người bệnh tim mạch có nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ (các mạch máu tắc làm giảm lưu lượng máu tới não) hoặc đột quỵ xuất huyết (vỡ động mạch khiến máu tràn vào mô não) cao. 2-3 giờ đầu từ khi khởi phát cơn tai biến được coi là thời gian vàng để cấp cứu. Can thiệp tim mạch sớm, nong thông động mạch vành sẽ giảm biến chứng nặng nề, cứu sống bệnh nhân. Còn nếu nhập viện sau 12 giờ là quá muộn.

Tuy nhiên, theo thống kê tại Viện Tim mạch Quốc gia, chỉ có 2% bệnh nhân nhồi máu cơ tim đến sớm trong quãng thời gian vàng. Số người đến bệnh viện trước 12 giờ khoảng 40%; còn lại cấp cứu quá muộn dẫn đến khó cứu chữa.

Can thiệp tim mạch sớm, nong thông động mạch vành sẽ giảm biến chứng nặng nề, cứu sống bệnh nhân.

Can thiệp tim mạch sớm, nong thông động mạch vành sẽ giảm biến chứng nặng nề, cứu sống bệnh nhân.

Hiệp hội Đột quỵ Mỹ khuyên nên áp dụng quy tắc STR để nhận biết nguy cơ đột quỵ đang đến gần. Người nhà yêu cầu bệnh nhân mỉm cười (Smile), nói chuyện dù một câu đơn giản (Talk) và giơ cả hai cánh tay lên (Raise both arms). Mức độ đột quỵ ở mỗi người khác nhau, song nếu không thể thực hiện được một trong ba yêu cầu trên, cần đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu người bệnh thè lưỡi ra. Lưỡi lệch về một bên cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Dù các triệu chứng đột quỵ biến mất trong khi chờ cấp cứu tới, người bệnh vẫn nên đến viện kiểm tra tình hình sức khỏe. Bởi chúng là dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), cảnh báo nguy cơ đột quỵ nghiêm trọng sẽ diễn ra trong tương lai gần. Sau thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn chế độ ăn uống, luyện tập và sản phẩm dự phòng đột quỵ phù hợp.

An San