Em luôn trong tình trạng mệt mỏi, sắc tố da xấu và hay thay đổi, mặc dù ăn uống và sinh hoạt rất khoa học. Xin mọi người có kinh nghiệm và chuyên gia tư vấn giúp em cách khắc phục tình trạng trên. Em cảm ơn. (docgia).
Ảnh minh họa: Women’shealth. |
Trả lời:
Chào bạn,
Khoảng 90% mụn trứng cá bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì. Mụn trứng cá nặng chiếm 0,4% ở nữ và 3 đến 4% ở nam, có thể điều trị khỏi nếu chăm sóc đúng.
Để trị mụn trứng cá, bạn cần sử dụng thuốc uống và bôi. Quá trình theo dõi bệnh có thể gặp nhiều khó khăn nếu bạn có kèm rối loạn về nội tiết tố (ví dụ như hội chứng buồng trứng đa nang) hay liên quan yếu tố gia đình (do gene) như có bố hoặc mẹ, anh chị em bị mụn nặng.
Về cơ bản, cách chăm sóc da bị mụn trứng cá nặng cần chú ý những điểm sau:
– Bỏ thói quen sờ tay lên mặt cũng như nặn, hút, hoặc lể mụn vì sẽ gây đỏ và tạo sẹo xấu.
– Hạn chế các yếu tố gây bít tắc lỗ chân lông như dùng mỹ phẩm, đội nón chặt, để tóc che phủ mặt, đổ mồ hôi nhiều.
– Chọn lựa các sản phẩm tẩy rửa, dưỡng da phù hợp như loại rửa êm dịu da, không chứa cát nhám. Tốt nhất nên dùng loại dưỡng da có ghi chú “non-acnegenic” (không tạo mụn) hoặc “non-conmedogenic” (không tạo cồi).
– Nên rửa mặt từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Chỉ rửa bằng nước sạch khi da khô, đỏ, ngứa do tác dụng của thuốc đang điều trị bệnh. Có thể dùng rửa mặt thêm một lần vào buổi tối khi da nhờn bằng sản phẩm rửa thích hợp. Không nên dùng bông hoặc khăn chà xát vì sẽ làm trầy xước da, chỉ nên rửa nhẹ nhàng bằng tay, sau đó thấm khô nước bằng gạc sạch. Lưu ý: Nên rửa tay thật sạch trước khi rửa mặt.
– Không nên dùng thuốc “truyền miệng” theo lời khuyên của bạn bè, người quen hoặc tự mua thuốc dùng. Cách điều trị mụn rất khác nhau giữa người này và người khác, còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, các yếu tố nguy cơ, đặc điểm loại da, loại mụn… Do vậy bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Thân ái.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thái Vân Thanh
Phòng khám Chăm sóc da
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM