Home » Khỏe và đẹp » Không nên cho trẻ ăn kiêng giảm béo

Không nên cho trẻ ăn kiêng giảm béo

Các chuyên gia của Kidsme Foot Feeder khuyên phụ huynh không nên tự ý cho con ăn kiêng giảm béo dù bé “có dấu hiệu” bị thừa cân, chỉ trừ một số trường hợp béo phì được bác sĩ chữa trị và giám sát đặc biệt.

Thay vào đó, khi con có dấu hiệu thừa cân, bố mẹ nên đưa đi khám bác sĩ dinh dưỡng để đánh giá cân nặng và mức phát triển so với lứa tuổi trung bình của trẻ. Bác sĩ sẽ cho biết trường hợp này có cần giảm cân hay không và thực đơn dinh dưỡng thay đổi thế nào.

khong-nen-cho-tre-an-kieng-giam-beo

Trẻ ăn kiêng dễ dẫn đến thiếu chất, chậm phát triển trí não, chiều cao… Ảnh minh họa: Kidshealth.

Cha mẹ chỉ nên tập cho con thói quen ăn uống lành mạnh. Bạn cũng cần duy trì thói quen này hàng ngày cho trẻ noi theo, giúp bé duy trì cân nặng bình thường mà vẫn đảm bảo phát triển tốt về thể chất, trí não, chiều cao…

Một trong những khía cạnh quan trọng trong ăn uống lành mạnh là kiểm soát khẩu phần đồng thời cắt giảm lượng chất béo và đường có trong đồ ăn thức uống của trẻ. Cụ thể, tăng cường sữa ít béo hoặc không béo, thịt gà loại bỏ da, ưu tiên thịt nạc, bánh mì hoặc ngũ cốc nguyên hạt, ăn thêm các món phụ lành mạnh như trái cây, rau củ… Giảm lượng đường trong thức uống và muối trong món ăn.

Để đảm bảo đủ chất, cha mẹ cho con được quyền lựa chọn nhiều loại thực phẩm thay vì chỉ đưa một loại. Chuẩn bị đa dạng các loại thức ăn lành mạnh trong nhà và khuyến khích bé chọn thức ăn tốt cho sức khỏe. Có thể áp dụng phương pháp cho trẻ ăn chủ động bằng cách bày nhiều thức ăn lành mạnh trên mâm và cho con tự cầm ăn. Đối với trẻ nhỏ, có thể cho thực phẩm vào một chiếc bình bóp chống hóc để đảm bảo bé không bị nghẹn hóc hay rơi vãi thức ăn ra ngoài. 

khong-nen-cho-tre-an-kieng-giam-beo-1

Mẹ tập cho trẻ thói quen ăn chủ động từ 6 tháng tuổi với bình bóp chống hóc. Ảnh: kidsme.

Cha mẹ và anh chị em trong gia đình nên khuyến khích trẻ ăn chậm rãi để bé có thể cảm nhận rõ cảm giác đói hay no tốt hơn. Cho bé ăn chung với gia đình càng nhiều càng tốt. Cố gắng tạo bầu không khí vui vẻ bằng những cuộc trò chuyện và nhớ rằng bữa ăn không phải lúc trách mắng hay quát phạt lẫn nhau. Nếu bữa ăn không vui vẻ, trẻ có xu hướng ăn rất nhanh hoặc không ăn để sớm rời đi chỗ khác. 

Không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi hay các thiết bị điện tử. Việc ngồi trước màn hình điện tử có thể khiến bé khó chú ý đến cảm giác nó đói của mình, dẫn đến ăn quá nhiều hoặc quá ít. Thay vào đó, tập cho bé thói quen dùng bữa tại bàn ăn.

Nếu bạn không có nhiều thời gian nấu nướng thì cần đảm bảo những thứ trẻ ăn khi ở ngoài đều đủ dinh dưỡng. Khi cho bé đi ăn nhà hàng, nên chọn những thức ăn lành mạnh và chú ý đến lượng thức ăn cũng như thành phần. Đọc những thông tin trên nhãn và bao bì thực phẩm, tuyệt đối không chọn loại chứa chất có thể gây béo. Đừng bày ra trước mắt trẻ những thực phẩm không lành mạnh như snack, soda, không cho bé uống nước ép trái cây khi đang ăn.