Quay lại spa, cô được tiêm tiêm tiếp hyalurolidase. Sau đó, tình trạng đau và đỏ mũi không thuyên giảm, ngày 3/6 cô gái vào Bệnh viện Da liễu Trung ương khám.
Bác sĩ Phạm Cao Kiêm, Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mũi sưng nề tiết dịch và đỏ như quả cà chua, có nhiều ổ mủ trên mũi. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh chống nhiễm khuẩn, giảm phù nề, chống đông mạch máu, giãn mạch để máu lưu thông, chườm nóng…
Bác sĩ Kiêm cũng không rõ loại chất làm đầy mà bệnh nhân được tiêm hiện được phép sử dụng trong phẫu thuật làm đẹp hay không.
Bác sĩ đang kiểm tra mũi của bệnh nhân. Ảnh: N.P. |
Bác sĩ Kiêm cho biết nhiều bệnh nhân bị biến chứng do tiêm chất làm đầy. Nếu bệnh nhân đến viện sớm, điều trị hiệu quả thì gần như không để lại biến chứng. Cô gái này đã đến viện muộn, đến 5 ngày sau khi tiêm chất làm đầy. Do đó phần chóp mũi bị ảnh hưởng nghiêm trọng do vừa hoại tử vừa nhiễm khuẩn, có thể để lại sẹo về sau.
Theo bác sĩ, tất cả loại chất làm đầy (filler) đều có thể gây biến chứng khi sử dụng. Biến chứng phụ thuộc nhiều vấn đề; ngoài chất lượng nguyên vật liệu còn do tay nghề của bác sĩ, hoặc bệnh nhân đang có vấn đề ở mũi như viêm nhiễm, sưng… “Để thực hiện được thủ thuật này, bác sĩ phải được đào tạo về filler, có chứng chỉ hành nghề”, bác sĩ Kiêm nói. Bác sĩ Kiêm khuyến cáo người có nhu cầu làm đẹp nên đến những cơ sở uy tín, tránh biến chứng.
Filler là chất làm đầy có hoạt chất sinh học được phép sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ. Chất này được tiêm vào dưới da sẽ thấm hút nước phồng lên làm tăng thể tích, có tác dụng căng bề mặt da, cho làn da bóng đẹp. Chất này được sử dụng để nâng mũi, căng ra mặt, bơm môi, làm cằm… Khoảng 12 tháng sau khi tiêm, chất làm đầy sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài và phải tiêm lại nếu muốn duy trì kết quả thẩm mỹ.
Filler là một chất lạ đưa vào cơ thể có thể gây phản ứng như dị ứng, viêm. Nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc dễ để lại hậu quả khôn lường cho sức khỏe và thẩm mỹ.