Home » Khỏe và đẹp » Rượu tàn phá cơ thể gây bệnh ung thư như thế nào

Rượu tàn phá cơ thể gây bệnh ung thư như thế nào

Giáo sư Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) kể vui, hỏi 10 người vào viện “Có uống rượu không?” thì 9 người trả lời có. Ở khoa Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân ung thư liên quan đến rượu chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt rất nhiều bệnh nhân nam uống rượu mạnh, kể cả ung thư ở giai đoạn cuối cũng không thể từ bỏ chất cồn này. 

Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp rượu và ethanol có trong rượu vào nhóm gây ung thư, có thể gây ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và thậm chí ung thư vú ở phụ nữ. Tác hại với sức khỏe chủ yếu do chất cồn ethanol. Tác hại của rượu bia không phụ thuộc vào loại đồ uống mà do lượng uống, cách thức, tần suất uống. Chất cồn làm tổn thương tế bào, gây các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường…

Việt Nam là một trong các quốc gia tiêu thụ chất có cồn nhiều trên thế giới, đặc biệt là nam giới. Tiêu thụ bia trên đầu người tại Việt Nam cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 châu Á. Các chuyên gia khuyến cáo không nên uống quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày. Tuy nhiên thực tế gần như uống rượu bia ở mức nào cũng có thể gây hại, tùy thể trạng người uống. Một đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai, hoặc lon bia 330 ml (5%) hay một ly rượu vang 100 ml (13,5%); một cốc bia hơi 330 ml hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, người uống khoảng 1,5 đơn vị rượu một ngày tăng khoảng 5 lần nguy cơ ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, so với người không uống rượu hoặc thỉnh thoảng uống. Người chỉ uống không quá một ly mỗi ngày cũng có nguy cơ cao hơn 20% so với người không uống rượu. Người chỉ uống 2 đơn vị một ngày tương đương nửa lít bia hoặc một cốc lớn rượu vang, tăng 9% nguy cơ ung thư đại trực tràng so với người không uống rượu.

Giáo sư Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.

Giáo sư Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.

Các bệnh ung thư liên quan đến rượu

“Không thể phủ nhận vai trò tích cực của chất cồn, kể cả trong y tế, tuy nhiên nguyên tắc là cái gì vượt ngưỡng cho phép đều có tác dụng không mong muốn”, giáo sư Khoa nhấn mạnh.

.>> Xem thêm:

– 8 câu hỏi giúp bạn thêm kiến thức phòng tránh ung thư
– Kinh nghiệm sống sót của bác sĩ bị ung thư phổi giai đoạn cuối

Nam Phương