Home » Khỏe và đẹp » Sai lầm cha mẹ thường mắc khi chăm trẻ nôn trớ, táo bón

Sai lầm cha mẹ thường mắc khi chăm trẻ nôn trớ, táo bón

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh – Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, nôn, trớ, đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy… xảy ra phổ biến ở trẻ. Đây là các triệu chứng rối loạn tiêu hóa chức năng, không phải là biểu hiện tổn thương, viêm nhiễm đường tiêu hóa. Do nghiêm trọng hóa vấn đề, cha mẹ thường xử lý sai cách.

Nhiều thông tin xử lý trẻ nôn trớ, táo bón đã được các chuyên gia cập nhật tại hội nghị khoa học “ROME IV – Tiêu chuẩn mới trong chẩn đoán các rối loạn tiêu hóa chức năng của trẻ em” mới đây.

Vội vàng đưa con đi xét nghiệm

Giáo sư Khánh cho biết, rối loạn tiêu hóa chức năng dạ dày – ruột không ảnh hưởng nhiều tới quá trình phát triển của trẻ, không gây biến chứng nguy hiểm. Song vì lo lắng, phụ huynh mất nhiều thời gian, tiền bạc để thăm khám, xét nghiệm, điều trị bệnh cho trẻ. Có cha mẹ nghỉ làm đưa con đến bác sĩ, yêu cầu làm xét nghiệm máu và phân tốn bạc triệu.

polyad

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh – Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam chia sẻ tại hội nghị khoa học ROME IV.

Tại hội nghị, các chuyên gia cập nhập bộ tiêu chuẩn ROME IV giúp bác sĩ khám và xác định rối loạn tiêu hóa mà không cần xét nghiệm. Trên thế giới, ROME I ra đời năm 1989, cứ khoảng 10 năm lại cập nhật một lần. Năm nay, ROME IV bổ sung thêm các tiêu chuẩn mới được nghiên cứu lâu dài về sinh học thần kinh, sự phát triển và đánh giá đau…

Sự kiện do Hội Nhi khoa Việt Nam và nhãn hàng Friso (Công ty FrieslandCampina Việt Nam) tổ chức tại Hà Nội và TP HCM. Hội nghị lần này tiếp nối các tiêu chuẩn ROME IV được ứng dụng tại Việt Nam năm 2016, trong chẩn đoán các rối loạn chức năng tiêu hóa ở trẻ em.

Dỗ dành bằng cách rung lắc

Giáo sư Marc Benninga, chuyên ngành tiêu hóa nhi khoa Bệnh viện Emma/AMC (Hà Lan) phân tích thêm, những cơn nôn trớ, táo bón là triệu chứng bình thường diễn tiến theo quá trình phát triển của trẻ. Trớ sẽ tự khỏi dần khi bé lớn lên mà không cần điều trị. Với những cơn đau quặn và khóc dạ đề, mẹ cần theo dõi kỹ bởi bé thường khóc nhiều tuần thứ 2, tối đa đến tuần thứ 6, hết dần vào tuần 12. 

Nhiều cha mẹ giận, căng thẳng, lo âu khi thấy trẻ khóc nhiều mà rung lắc dỗ dành trẻ. Thói quen đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Rung lắc mạnh tay có thể ảnh hưởng tới não bộ của em bé. Giáo sư Marc Benninga khuyên, nên đưa đến cơ sở y tế thăm khám nếu trẻ khóc dài ngày.

polyad

Giáo sư Marc Benninga (ngoài cùng bên trái) là chuyên ngành tiêu hóa nhi khoa Bệnh viện Emma/AMC (Hà Lan).

Đổi sữa uống liên tục

Trước triệu chứng của trẻ, các mẹ thường vội vàng thay đổi loại sữa đang dùng cho con. Đường ruột của trẻ cần làm quen và điều chỉnh khả năng tiêu hóa, hấp thu loại sữa mới. Càng thường xuyên đổi sữa khiến hệ tiêu hóa trẻ càng khó thích nghi, ảnh hưởng tới quá trình phát triển. Do đó, cha mẹ nên tìm một loại sữa công thức tốt và cho trẻ dùng quen.

Rối loạn chức năng tiêu hóa là tập hợp các triệu chứng dạ dày – ruột kéo dài hoặc mạn tính. Các chuyên gia cũng thảo luận nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa chức năng ở trẻ, trong đó có đạm sữa biến đổi cấu trúc do xử lý nhiệt độ cao. Đạm biến tính thường vón cục nhiều hơn, khó tiêu hóa, có thể gây đầy bụng, táo bón… Trẻ sơ sinh nên bú mẹ, trên 2 tuổi có thể chọn sữa giàu đạm tự nhiên dễ tiêu hóa.

Tại Hội nghị ROME IV, nhãn hàng Friso công bố quy trình LockNutri độc quyền được ứng dụng trong tất cả các dòng sản phẩm Friso. Quy trình này giúp xử lý nhiệt vừa đủ để bảo vệ đạm sữa tự nhiên, trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu, hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ rối loạn đường ruột làm ảnh hưởng khả năng hấp thu dưỡng chất.

An San