Home » Khỏe và đẹp » Sáng nay phỏng vấn trực tuyến về những thách thức với dân số Việt Nam

Sáng nay phỏng vấn trực tuyến về những thách thức với dân số Việt Nam

*Độc giả gửi câu hỏi tại đây 

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đình Cử, nguyên là Viện trưởng Dân số và các vấn đề xã hội, Đại học Kinh tế quốc dân. Hiện ông Cử là Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Anh hiện là Vụ trưởng Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Anh hiện là Vụ trưởng Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế. Ông Anh trước đây là Phó Vụ trưởng Truyền thông giáo dục thuộc Tổng Cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình. Ông Anh đang là thành viên Ban soạn thảo xây dựng Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành trung ương Khóa 12 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành trung ương Khóa 12 về công tác dân số trong tình hình mới.

Lần đầu tiên trong suốt 20 năm qua, hội nghị Trung ương Đảng hồi tháng 10 nhận định Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về dân số và tác động lớn đến tương lai phát triển của đất nước. 

Dân số  Việt Nam đang trong giai đoạn vàng và bước vào giai đoạn già hóa, tỷ lệ sinh thấp, mất cân bằng giới tính khi sinh, chất lượng dân số thấp… Thực tế này sẽ để lại những hệ lụy rất khó giải quyết cho tương lai. Do đó Trung ương Đảng đã thống nhất công tác dân số chuyển hướng sang giải quyết toàn diện các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số. 

Lâu nay, chính sách dân số là vận động sinh ít, mỗi cặp vợ chồng sinh 1-2 con hoặc dừng lại hai con để nuôi dạy cho tốt… Những năm qua đã xuất hiện xu hướng giảm sinh ở một số khu vực. Ví dụ, khu vực Đông Nam Bộ hiện nay mức sinh 1,67 con bình quân trên một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; vùng đồng bằng sông Cửu Long và khu vực thành thị khoảng 1,8 con.

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đình Cử, nguyên là Viện trưởng Dân số và các vấn đề xã hội, Đại học Kinh tế quốc dân

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đình Cử, Nguyên Viện trưởng Dân số và các vấn đề xã hội, Đại học Kinh tế quốc dân.

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cũng ở mức báo động. Năm 2005-2006, tỷ lệ giới tính khi sinh là 109 trẻ trai trên 100 trẻ gái; năm 2013 tỷ lệ này là 113,8 bé trai; các năm tiếp theo hầu như vẫn giữ nguyên mức 112-113 bé trai trên 100 bé gái. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì đến năm 2050 Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3-4,3 triệu phụ nữ, hay nói cách khác 2,3-4,3 triệu đàn ông trong độ tuổi trưởng thành không có khả năng lấy vợ. 

Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số, sớm hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới. Trong khi các nước phải mất 70-80 năm thậm chí cả 100 năm để chuyển sang giai đoạn dân số già thì Việt Nam chỉ khoảng 20 năm. Điều này khiến nước ta đứng trước những khó khăn thách thức trong tương lai như thiếu hụt lực lượng lao động, mất cân bằng giới trong cộng đồng, gánh nặng chăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi…

Việt Nam phải làm gì để tận dụng cơ hội từ thuận lợi cũng như khó khăn của tình hình dân số hiện nay và 20 năm nữa sẽ ra sao? Chính sách sinh đẻ và chăm sóc an sinh xã hội sẽ được điều chỉnh như thế nào để phù hợp với thực tế mới? Những thắc mắc này độc giả VnExpress.net có thể trao đổi trực tiếp với hai chuyên gia về dân số của Bộ Y tế, sáng 14/11.

Nam Phương