Home » Khỏe và đẹp » Tại sao bà bầu chóng mặt khi mang thai?

Tại sao bà bầu chóng mặt khi mang thai?

Hiện tại, vợ tôi uống thực phẩm chức năng dành cho bà bầu bổ sung DHA vào mỗi buổi trưa. Các bữa ăn cũng chia làm nhiều bữa nhưng triệu chứng đó vẫn không giảm. Bác sĩ cho tôi hỏi, những hiện tượng đó có ảnh hưởng đến thai nhi và người mẹ không? Có cách gì làm giảm tình trạng đó không?

Phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu thường có biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi. Ảnh: MJ

Phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu thường có biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi. Ảnh: MJ

Trả lời: 

Chóng mặt là hiện tượng thai nghén thường gặp của phụ nữ trong thời gian mang thai, nhất là thời điểm từ 8-12 tuần. Chị em sẽ thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng khác lạ, phổ biến nhất là chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi… Do đó, bà xã của bạn sẽ tiếp tục còn nghén và tình trạng có thể nhiều hơn. Tuy nhiên, mức độ của mỗi người khác nhau. Từ tuần thứ 14 trở đi, tình trạng thai nghén sẽ giảm và không còn nữa.

Thực phẩm chức năng có thành phần bổ sung chính là sắt và i-ốt. Khi uống chưa quen, vị của thuốc sẽ làm cho người uống khó chịu. Đặc biệt là sắt có vị hơi tanh. Nếu bà xã của bạn khi uống thuốc có biểu hiện mệt mỏi hơn thì cũng nên hạn chế sử dụng. 

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần đi khám chuyên khoa nội tổng quát và khám tiền sản để kiểm tra vấn đề các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là những người có bệnh lý kèm theo về hệ tim mạch, phổi… cũng ảnh hưởng đến thai kỳ.

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ít nhất 3-4 tiếng nên ăn một lần để phòng tránh bệnh rối loạn về hệ tiêu hóaNghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm những công việc nặng nhọc. Thường xuyên đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng để tăng cường sự dẻo dai.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thắm

Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM


Cẩm Anh