Đơn vị đặt trong khuôn viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, phối hợp giữa giáo viên chuyên biệt và nhân viên y tế để can thiệp toàn diện cho trẻ từ âm ngữ, học tập, kết bạn, ăn uống, vệ sinh cá nhân, tham gia nhiều trò chơi mang tính trị liệu, đi siêu thị…
Đơn vị tiếp nhận trẻ từ 2 đến 10 tuổi, học bán trú 3 ngày mỗi tuần với các hoạt động như lớp mầm non bình thường, kết hợp lồng ghép can thiệp y khoa tích cực với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa. Những ngày còn lại trẻ sẽ được giới thiệu đến các trường bình thường để được hoà nhập sớm.
Giáo viên chuyên biệt và nhân viên y tế cùng phối hợp can thiệp trẻ tại phòng khám bác sĩ gia đình, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: Lê Phương. |
Phó giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Dung, nguyên hiệu trưởng nhà trường, cố vấn chuyên môn Đơn vị Can thiệp sớm cho biết trẻ có các rối loạn bất thường cần được đánh giá, chẩn đoán bởi bác sĩ để có hình thức can thiệp phù hợp và kịp thời.
Cử nhân Hoàng Văn Quyên, Khoa Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết đây là mô hình đã được triển khai hiệu quả tại Bệnh viện Nhi đồng 1 vài năm qua, học tập các phương pháp tại Australia. “Trước đây việc can thiệp trẻ tự kỷ, trẻ rối loạn âm ngữ… ở Việt Nam tách bạch giữa y tế và giáo dục, chưa có sự kết hợp nên hiệu quả chưa cao”, ông Quyên chia sẻ.